19:43 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Điểm yếu khởi nghiệp ở ĐBSCL qua con mắt chuyên gia

Thứ hai - 14/03/2016 23:54
Khi thất bại, các start-up luôn đổ lỗi cho lý do thiếu vốn. Thế nhưng thực tế cho thấy, thất bại của họ phần lớn xuất phát từ mô hình 4P kinh điển trong marketing.
 
Lỗ hổng khi khởi nghiệp
 
Là người gắn kết và có nhiều dịp tìm hiểu các mô hình khởi nghiệp tại ĐBSCL nên hơn ai hết chuyên gia Trương Cũng Nghĩa, GĐ công ty Trương Đoàn rất hiểu thói quen sản xuất của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong những chuyến công tác cùng CLB Sáng tạo Khởi nghiệp (SKC), ông tranh thủ ghi lại từng chi tiết nhỏ đề làm dẫn chứng trong các bài giảng của mình, từ thiết kế bao bì, nhãn mác cho tới cách trang trí kệ hàng. Đặc biệt, ông không quên chia sẻ với các start-up về cách tìm đầu ra và quảng bá cho sản phẩm.



Chuyên gia Trương Cung Nghĩa đang tư vấn cho các cơ sở, doanh nghiệp tại hội thảo

Một thực tế mà ông cũng phải thừa nhận, hiện nay các mô hình khởi nghiệp tại khu vực Mekong phần lớn vẫn ở dạng quy mô sản xuất hộ gia đình, tức quy mô nhỏ lẻ, vốn ít. Doanh nghiệp tuy sản xuất giỏi nhưng chưa biết tạo đầu ra cho sản phẩm.
 
Mới đây, trong khuôn khổ Hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao diễn ra tại An Giang, Chia sẻ với các doanh nghiệp đã và đang khởi nghiệp về thị trường và phương pháp tiếp thị hiệu quả cho nông đặc sản Mekong, ông Nghĩa chỉ ra rất nhiều những lỗ hổng được cho là “chết người” của các mô hình khởi nghiệp.
 
Khi lý giải về nguyên nhân thất bại từ các dự án khởi nghiệp, vị chuyên gia này cho rằng, thất bại của người khởi nghiệp không chỉ đơn thuần về vốn mà hoàn toàn từ những kiến thức xung quanh về quy luật cung cầu của thị trường. Lỗ hổng dẫn tới thất bại của họ chính là sản xuất nhưng không xác định được nhu cầu thị trường cũng như thị hiếu người tiêu dùng.
 


Khách du lịch thăm một làng nghề tại An Giang

Theo kinh nghiệm của ông Trương Cung Nghĩa, trong bối cảnh nguồn lực chưa đủ mạnh, trước khi bắt tay vào sản xuất, doanh nghiệp khởi nghiệp dù lớn hay nhỏ, muốn sản xuất và tiếp thị sản phẩm cũng cần phải xuất phát từ công thức 4P kinh điển trong marketing đó là Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối và Promotion (tiếp thị). Bởi tất cả các vấn đề này đều nhằm hướng tới đến thị trường mục tiêu.
 
Chuyên gia Trương Cung Nghĩa liệt kê 06 điểm yếu về thực trạng của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nông đặc sản Mekong hiện nay:
1/ Mang tính chất cá thể, hộ sản xuất phải tự thân vận động ở hầu hết các khâu.
2/ Sản phẩm làm ra theo kinh nghiệm gia truyền hoặc học từ “một ông thầy” nào đó.
3/ Thiếu kiến thức hệ thống về nghiên cứu và phát triển sản phẩm, không xác định được nhu cầu thị trường, không cập nhật được thị hiếu người tiêu dùng.
4/ Thường định giá sản phẩm theo giá nguyên liệu và công lao động, đôi khi bỏ qua yếu tố giá trị chất xám và chi phí marketing.
5/ Các hoạt động quảng bá sản phẩm mang tính tự phát hoặc thụ động.
6/ Không chủ động được kênh phân phối, bị chèn ép.
 
Chìa khóa 4P
 
Về chữ P đầu tiên, vị chuyên gia của CLB Sáng tạo khởi nghiệp cho rằng, dù làm gì, sản xuất chất lượng đến đâu cũng phải xác định sản phẩm của mình có gì độc đáo so với những sản phẩm cùng loại. Nguyên tắc vàng đó là doanh nghiệp sản xuất thứ thị trường cần chứ không phải những gì mình có. Bao bì đẹp là bao cho phép người tiêu dùng có thể nhìn thấy sản phẩm trong bao bì, màu sắc hài hòa, không quá nhiều kiểu chữ, phải có đầy đủ thông tin, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của nhà sản xuất và đặc biệt là có thể nói lên câu chuyện về sản phẩm.
 
Đối với chữ P thứ 2, ông cũng đưa ra lời khuyên, muốn có chính sách giá phù hợp, ngoài việc định giá theo chi phí đầu vào thực tế, sản phẩm phải được cân nhắc kỹ với giá của thủ, đặc biệt là phải tính thêm giá trị sáng tạo.
 
Để xây dựng hệ thống phân phối và kênh quảng bá tốt, theo ông Nghĩa, doanh nghiệp cần phải xác định được mức độ ưu tiên của từng kênh phân phối. Đối với ngành nông đặc sản, ngoài chợ, siêu thị, các cửa hàng đặc sản cũng là một kênh phân phối và truyền thông rất hiệu quả.
 
Và cuối cùng, muốn thực hiện được những điều trên, chuyên gia Trương Cung Nghĩa khuyên rằng, ngoài quyết tâm, người khởi nghiệp cần phải chấp nhận thử nghiệm, sửa sai, tự tin và tỉnh táo.
 
Minh Đạo

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 413


Hôm nayHôm nay : 74356

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 657623

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43169392



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach