12:19 EDT Thứ hai, 29/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Đưa hàng Việt qua kênh kiều bào

Thứ sáu - 19/10/2012 05:51

Việt Nam đang có số lượng khá lớn kiều bào sinh sống ở nhiều quốc gia trên thế giới. hầu hết doanh nhân kiều bào đều rất mong muốn trở thành cầu nối đưa hàng Việt ra thị trường thế giới. Đây là một lợi thế nếu các DN biết cách đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt qua kênh kiều bào.

Cầu nối tự nhiên

Theo báo cáo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ đang ngày càng ổn định, hòa nhập vào xã hội sở tại, có tiềm lực đáng kể về kinh tế, tri thức.

Thống kê cho thấy, mỗi năm trung bình có khoảng 500.000 lượt kiều vào về nước, trong đó có rất nhiều người về để tìm hiểu cơ hội kinh doanh. Tính đến nay, cả nước đã có khoảng 3.500 công ty được thành lập hoặc góp vốn từ kiều bào với tổng số vốn đăng ký hơn 8,4 tỷ USD.

Đóng vai trò là cầu nối tự nhiên giữa Việt Nam với các nước, kiều bào, đặc biệt là các doanh nhân, mong muốn đưa hàng Việt Nam đi sâu vào thị trường Hoa Kỳ, Pháp, EU và nhiều nước khác để tăng lượng hàng hóa phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời đưa hàng Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế.

 

Một chợ của người Việt tại Little Saigon, California, Hoa Kỳ. 

 

Theo chia sẻ của ông Lương Vạn Vinh, Tổng giám đốc CTCP Mỹ Hảo, trong những lần xuất ngoại, ông đều quan sát xem các kiều bào ở nước ngoài sử dụng những sản phẩm tiêu dùng như thế nào. Song thực tế cho thấy, nếu như kiều bào của các nước khác chỉ sử dụng hàng do nước họ sản xuất thì kiều bào Việt Nam ít sử dụng hàng Việt hơn, do chưa có nhiều cơ hội tiếp cận và hiểu về sản phẩm.

Do vậy, các nhà sản xuất trong nước cần phải quảng bá thương hiệu và tìm kênh phân phối, tiếp cận kiều bào để hàng Việt có thể đến với người Việt ở nước ngoài. Nhìn nhận về vấn đề này, ông Huỳnh Xuân Long, Việt kiều Anh, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu hàng nông thủy sản Kim Sơn và Tập đoàn siêu thị Long Đàn tại Anh, cho rằng các kiều bào đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài rất thích sử dụng cũng như quảng bá cho hàng Việt Nam.

Tuy nhiên, khai thác được nhu cầu này, các DN trong nước cần phải xây dựng được thương hiệu. Tuy hàng Việt có chất lượng tốt, song lại chưa có nhiều DN đầu tư quảng bá thương hiệu mạnh để dễ tiếp cận với người tiêu dùng. Trong khi đó, ở Anh, có một số cơ sở sản xuất còn dán nhãn sản phẩm “made in Vietnam” để hàng hóa của họ dễ tiêu thụ.

Những năm qua, Công ty Xuất nhập khẩu hàng nông thủy sản Kim Sơn và Tập đoàn siêu thị Long Đàn đã tham gia đưa hơn 4.000 mặt hàng nông sản và đồ gia dụng của Việt Nam phân phối ở thị trường châu Âu, trong đó, các đối tượng khách hàng là người Hoa, Thái Lan, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất thích sử dụng hàng Việt Nam.

Quảng bá hàng Việt ra nước ngoài

 

 
Ngoài tiếng Việt, nên quảng cáo bằng tiếng Anh, Đức, Pháp để những người không sử dụng tốt tiếng Việt cũng có thể hiểu về sản phẩm. Trong thời gian tới, công ty chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ có thêm đối tác để nâng số loại mặt hàng cung ứng tại Anh lên con số 10.000 mặt hàng nhưng đi kèm theo đó là yêu cầu các nhà sản xuất trong nước sẽ tăng cường thay đổi thiết kế mẫu mã.
 

Ông HUỲNH XUÂN LONG
Doanh nhân Việt kiều Anh

 

Ông Đỗ Trác Bàng, Chủ tịch Hiệp hội Hữu nghị Canada - Việt Nam, cho rằng tình hình kinh doanh, sản xuất của Việt Nam những năm qua đã phát triển rất tốt, nhiều nhà sản xuất đã xây dựng được thương hiệu riêng và thành công trong việc đi sâu vào người tiêu dùng Việt Nam.

Tuy nhiên, khi quan sát tại các thị trường thế giới, hàng Việt đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng Trung Quốc và hàng Thái Lan nên rất khó tiếp cận được người tiêu dùng các nước. Hơn nữa, do hàng hóa “made in Vietnam” ít được nhập khẩu nên kiều bào ít có cơ hội được sử dụng.

Tuy vậy, khi về Việt Nam, đa số kiều bào đều tìm mua hàng Việt để sử dụng. Hơn nữa, nhiều kiều bào còn mong muốn Nhà nước phát động phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở nước ngoài. Khi có chương trình kêu gọi, hỗ trợ, kết nối, kiều bào sẽ ủng hộ mua hàng lẫn quảng bá sản phẩm.

Hiện nay, có rất nhiều kiều bào đang tham gia kinh doanh hay là đầu mối đưa hàng vào các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ ở các nước. Các DN Việt có thể tận dụng các kênh phân phối này để tăng cường xuất khẩu, thâm nhập vào các thị trường.

Ngoài ra, các kiều bào cũng cho biết, nếu DN Việt muốn tăng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường nào thì phải tìm hiểu về sở thích tiêu dùng của thị trường cũng như sở thích tiêu thụ hàng hóa từ vùng sản xuất.

Chẳng hạn châu Âu và châu Mỹ là những nơi mà công nghiệp hóa mỹ phẩm phát triển nên họ không có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm này từ châu Á, nhưng các thị trường này lại rất chuộng các mặt hàng vải vóc, lụa tơ tằm, thực phẩm, hoa quả… xuất xứ ở châu Á.

Sai lầm của nhà sản xuất Việt Nam là thích sản xuất hàng loạt rồi đem bán lại cho nhà bán sỉ, chứ ít nghĩ đến việc tự mình đi phân phối bán hàng. Các khâu dịch vụ bán hàng như mở hệ thống bán hàng, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ lưu kho cũng còn yếu, đó là còn chưa tính đến khó khăn về vốn, địa điểm bán hàng.

Những vấn đề này, DN Việt Nam có thể liên hệ để những kiều bào có điều kiện sẽ hỗ trợ, tạo cầu nối đưa hàng Việt đến với người Việt Nam ở nước ngoài và thâm nhập thị trường thế giới.

Đỗ Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 568

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 566


Hôm nayHôm nay : 120322

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 749653

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43261422



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach