Bà
Tú
Anh
chia
sẻ
về
dự
án
tôm
-
lúa
tại
diễn
đàn
CEO
Mekong
Connect.
Ảnh:
ĐT
Xin
nói
qua
về
dòng
gạo
này.
Lúa
được
trồng
trên
vuông
tôm
để
tôm
lúa
nương
vào
nhau,
tốt
lúa
mà
cũng
lợi
tôm.
Nhìn
trong
mối
tương
quan
kinh
tế,
giá
trị
chính
nằm
ở
con
tôm;
cây
lúa
đóng
vai
trò
phụ.
Do
vậy,
người
ta
sẽ
không
phun
thuốc
trừ
sâu
cho
lúa
để
tránh
ảnh
hưởng
đến
tôm.
Người
nông
dân
có
được
những
hạt
lúa
sạch,
lại
đậm
đà
nhờ
nguồn
nước
đặc
trưng
trong
vuông
tôm.
Lúa
trồng
như
vậy,
có
nơi
gọi
là
lúa
sinh
thái.
Trong
bối
cảnh
an
toàn
thực
phẩm
như
hiện
nay,
gạo
được
xát
từ
loại
lúa
này
dễ
được
thị
trường
chấp
nhận.
Một
người
bạn
kinh
doanh
thực
phẩm
sạch
chia
sẻ,
khách
hàng
rất
thích
loại
gạo
này.
Gạo
được
anh
bán
lẻ,
trong
một
bao
bố,
bên
ngoài
ghi
chữ
gạo
lúa
mùa,
gạo
vuông
tôm,
chưa
đóng
gói
nhãn
hiệu,
nhưng
vẫn
có
giá
trung
bình
30.000
đồng/kg.
Đây
là
mức
giá
tốt
so
với
mặt
bằng
giá
chung
của
các
loại
gạo
trên
thị
trường.
Không
riêng
gì
người
bạn
kể
trên,
hiện
đã
có
không
ít
doanh
nghiệp
nhìn
ra
giá
trị
của
sản
phẩm
“ngách”
này
và
bắt
đầu
khai
thác.
Công
ty
cổ
phần
Nông
nghiêp
GAP
là
một
ví
dụ.
Tại
phiên
thảo
luận
“Gạo
Việt
sạch
và
ngon
–
những
nỗ
lực
chinh
phục
thị
trường”
trong
diễn
đàn
CEO
Mekong
Connect
ngày
26-10,
bà
Lê
Thị
Tú
Anh
–
Giám
đốc
Công
ty
Nông
nghiệp
GAP,
cho
biết
công
ty
bà
theo
làm
gạo
vuông
tôm
từ
năm
2013
và
bắt
đầu
xuất
khẩu
sang
Mỹ
từ
năm
2014
với
giá
800-900
đô
la
Mỹ/tấn.
Từ
năm
2014
đến
nay,
công
ty
xuất
hàng
đều
đặn
và
được
khách
hài
lòng
về
chất
lượng.
Thông
tin
trên
nghe
qua,
hẳn
là
một
tin
vui
bởi
gạo
xuất
sang
Mỹ
đều
đặn
mà
không
một
lần
bị
trả
về
là
điều
không
dễ.
Mức
giá
800-900
đô
la
cũng
rất
đáng
khích
lệ
nếu
so
với
mức
giá
trung
bình
400-500
đô
la
Mỹ/tấn
mà
gạo
Việt
xuất
khẩu.
Thế
nhưng,
thử
làm
phép
tính,
900
đô
la/tấn,
tương
ứng
0,9
đô
la/kg,
tức
khoảng
20.000
đồng/kg.
Mức
giá
này
không
quá
hấp
dẫn
so
với
việc
bán
tại
thị
trường
trong
nước.
Và
khi
một
vị
khách
mời
đặt
vấn
đề
này
ra
tại
hội
thảo,
bà
Tú
Anh
cũng
thẳng
thẳn
chia
sẻ
rằng
việc
xuất
khẩu
gạo
sang
Mỹ
làm
thì
cực,
lời
ít,
nhưng
đó
là
một
cách
xây
dựng
thương
hiệu
để
có
thể
bán
hàng
trong
nước
dễ
hơn.
Câu
chuyện
xây
dựng
thương
hiệu
quả
thật
rất
khó
nói.
Chẳng
hạn
như
chuyện
của
chàng
trai
9X
Võ
Văn
Tiếng
trồng
lúa
sạch
ở
Hồng
Ngự
-
Đồng
Tháp.
Từ
2
héc
ta
ban
đầu,
năm
2016,
Tiếng
có
thêm
10
héc
ta
để
mở
rộng
canh
tác.
Vụ
thu
hoạch
vừa
rồi,
gạo
Tâm
Việt
–
thương
hiệu
mà
Tiếng
xây
dựng,
bán
sạch
đến
tay
người
tiêu
dùng
cuối
trong
vòng
40
ngày
với
mức
giá
32.000
đồng/kg.
Việc
xây
dựng
thương
hiệu
giữa
cá
nhân
và
doanh
nghiệp
là
khác
nhau.
Đôi
khi
cách
xây
dựng
thương
hiệu
tốt
nhất
là
chẳng
cần
xây
gì
cả.
Cứ
chân
thành,
làm
sao
nói
vậy,
nói
sao
làm
vậy,
như
chính
cách
Tiếng
làm
với
gạo
Tâm
Việt.
Chuyện
của
Tiếng
không
đại
diện
cho
đặc
thù
chung
của
các
doanh
nghiệp
kinh
doanh
gạo
nhưng
qua
đó,
ta
thấy
sản
phẩm
gạo
sạch,
nguồn
gốc
rõ
ràng,
minh
bạch
dễ
được
thị
trường
chấp
nhận.
Và
đây
cũng
là
một
cơ
hội
cho
dòng
gạo
vuông
tôm.
Xin
thử
nhìn
quy
mô
của
dòng
sản
phẩm
này.
Cổng
thông
tin
điện
tử
của
Bộ
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
(1)
trích
dẫn
số
liệu
theo
Viện
Kinh
tế
và
Quy
hoạch
thủy
sản,
cho
biết
cùng
với
quá
trình
xâm
nhập
mặn,
nuôi
tôm
-
lúa
là
hình
thức
nuôi
có
tốc
độ
tăng
trưởng
nhanh
ở
đồng
bằng
sông
Cửu
Long
(ĐBSCL).
Nếu
như
năm
2000,
diện
tích
nuôi
tôm
-
lúa
chỉ
khoảng
71.000
ha
thì
đến
năm
2014
tổng
diện
tích
nuôi
tôm
-
lúa
của
vùng
đã
đạt
152.977
ha.
Theo
kế
hoạch,
diện
tích
tôm
-
lúa
khu
vực
ĐBSCL
đến
năm
2020
là
200.000
héc
ta
và
con
số
tương
tự
đến
năm
2035
là
250.000
héc
ta.
Theo
báo
cáo
“Hiện
trạng
phát
triển
tôm
–
lúa
vùng
Đồng
bằng
sông
Cửu
Long” do
Viện
Quản
lý
và
Phát
triển
châu
Á
xuất
bản
tháng
4-2016,
tính
trung
bình,
1
héc
ta
tôm
-
lúa
có
năng
suất
lúa
thu
hoạch
4-7
tấn/ha.
Làm
một
phép
toán
rất
sơ
lược
với
các
con
số
trung
bình
tạm
tính,
gồm:
diện
tích
tôm
-
lúa
hiện
tại
180.000
héc
ta,
năng
suất
lúa
trung
bình
5
tấn/ha,
10
kg
lúa
cho
ra
7
kg
gạo,
1
kg
gạo
có
giá
20.000
đồng,
ta
thấy
quy
mô
doanh
thu
thu
về
của
dòng
gạo
tôm
lúa
sẽ
là
12.600
tỉ
đồng
mỗi
năm.
Thực
tế
con
số
doanh
thu
sẽ
có
sự
dao
động,
phụ
thuộc
vào
nhiều
yếu
tố,
ví
như
tỷ
lệ
chuyển
đổi
từ
lúa
thành
gạo,
giá
bán
gạo,
tỷ
lệ
giữ
lại
của
nông
dân
(nông
dân
thường
có
thói
quen
giữ
lúa
lại
một
lượng
nhất
định
để
dùng
cho
gia
đình
và
thức
ăn
nuôi
tôm)…
Thêm
nữa,
diện
tích
tôm
-
lúa
phân
bố
không
tập
trung
tại
các
tỉnh
khu
vực
ĐBSCL
có
diện
tích
tiếp
giáp
với
biển
như
Cà
Mau,
Bạc
Liêu,
Sóc
Trăng,
Trà
Vinh,
Bến
Tre…
Đây
sẽ
là
một
thách
thức
với
những
doanh
nghiệp
quan
tâm
khai
thác
dòng
gạo
vuông
tôm
một
cách
bài
bản.
Cuối
cùng,
xin
được
nói
rõ
gạo
vuông
tôm
chỉ
là
tên
một
phương
thức
canh
tác,
nó
tương
tự
như
gạo
hữu
cơ,
hoặc
GAP,
hoặc
Global
GAP.
Để
xây
dựng
thương
hiệu,
rất
cần
gắn
với
những
giống
lúa
ngon
cụ
thể
đi
kèm
làm
cơ
sở
và
nỗ
lực
xây
dựng
niềm
tin
của
doanh
nghiệp.
Từ
năm
1970,
mô
hình
tôm
-
lúa
sơ
khai
đã
hình
thành
với
việc
người
dân
thu
tôm
giống
tự
nhiên
(tôm
bạc,
tôm
đất…)
vào
ruộng
từ
các
con
nước
trong
mùa
khô
khi
việc
sản
xuất
lúa
không
hiệu
quả
tại
các
vùng
ven
biển
(2).
Hơn
45
năm
năm
qua,
mô
hình
này
ngày
càng
phát
triển,
không
chỉ
bởi
tính
hiệu
quả
về
kinh
tế
mà
còn
cho
thấy
khả
năng
thích
ứng
với
biến
đổi
khí
hậu
hiện
nay.
Nhìn
thách
thức,
thấy
thách
thức.
Nhưng
nhìn
cơ
hội,
cũng
sẽ
thấy
cơ
hội.
Trong
xây
dựng
thương
hiệu,
người
ta
cần
một
câu
chuyện.
Gạo
vuông
tôm
đã
có
sẵn
một
câu
chuyện
hay.
Đặt
câu
chuyện
ấy
trong
bối
cảnh
biến
đối
khí
hậu
và
an
toàn
thực
phẩm
ngày
nay,
hẳn
ta
thấy
cơ
hội
cho
dòng
gạo
vuông
tôm
đến
với
thị
trường.