12:22 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Hàng Việt về nông thôn: Hành trình 3 năm nhìn lại

Thứ năm - 16/02/2012 05:59
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Chương trình Hàng Việt về nông thôn (bắt đầu từ 3/2009) đã đi gần hết năm thứ ba trong sứ mệnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) phát triển thị trường, đẩy mạnh quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (DN) ở thị trường nội địa. Mô hình Phiên chợ Việt ở vùng quê là sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ DN (BSA) và cho đến nay đã được nhân rộng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước…


Từ ngày 7-9/1 vừa qua, phiên chợ Hàng Việt Về Nông Thôn đầu tiên của năm 2012 đã diễn ra tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đạt tổng doanh thu 1,49 tỷ đồng (ảnh: Hải Ninh)

 


Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Chương trình Hàng Việt về nông thôn (bắt đầu từ 3/2009) đã đi gần hết năm thứ ba trong sứ mệnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) phát triển thị trường, đẩy mạnh quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (DN) ở thị trường nội địa. Mô hình Phiên chợ Việt ở vùng quê là sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ DN (BSA) và cho đến nay đã được nhân rộng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước…
 
Xét tổng số phiên chợ mà Trung tâm BSA tổ chức trong vòng gần 3 năm, cho đến nay đã là 75 phiên ở 24 tỉnh, thành khác nhau trên cả nước, với tổng doanh thu đạt trên 68 tỷ đồng.
 
Không chỉ để bán hàng
 
Chỉ riêng năm 2011 vừa qua đã có 21 phiên chợ -là một con số không nhỏ. Tuy nhiên, đánh giá từ thực tế cho thấy những hỗ trợ đưa hàng Việt “phủ sóng” ở các vùng nông thôn vẫn như “muối bỏ bể” khi còn quá nhiều vùng nông thôn mà Phiên chợ hàng Việt chưa thể chạm đến.
 
Trên cương vị của những người làm xúc tiến và hỗ trợ DN phát triển thương mại tại địa phương, lãnh đạo Sở Công Thương của các tỉnh miền Đông Nam bộ trong cuộc họp ngày 1/11/2011 với Trung tâm BSA để bàn về kế hoạch hỗ trợ hàng Việt năm 2012 đều nhìn nhận tầm quan trong của việc đưa hàng Việt tiếp cận đến đại bộ phận người tiêu dùng các khu vực, đặc biệt là vùng nông thôn. Về mặt công bằng xã hội, người tiêu dùng ở vùng nông thôn cũng cần có cơ hội được thụ hưởng những hàng hóa chính hãng và có chất lượng như người tiêu dùng ở các đô thị lớn.
 
Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mà Bộ Chính trị phát động, phiên chợ đã đóng góp một phần rất tích cực vào hiệu quả chung. Ông Nguyễn Nam Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước, nhìn nhận về hiệu quả những chuyến hàng Việt về Bình Phước trong năm vừa qua: “Các phiên chợ hàng Việt về nông thôn đã thay đổi tư duy của người tiêu dùng về khái niệm hàng Việt Nam. Trách nhiệm còn lại thuộc về các nhà quản lý là phải sàng lọc cho được hàng hóa thực sự có chất lượng để đưa đến giới thiệu cho người tiêu dùng”. Phiên chợ Hàng Việt về nông thôn vì vậy không đơn thuần chỉ là những chuyến “bán hàng dạo”, càng không phải là những hội chợ mua vui kiểu “lô tô trúng thưởng” vẫn gặp ở tỉnh lẻ. Chương trình là một cầu nối giúp DN quảng bá hình ảnh, người tiêu dùng có thêm cơ hội chọn lựa sản phẩm tiêu dùng cho gia đình. Và quan trọng hơn là giúp DN phát triển mạng lưới phân phối tại thị trường nông thôn.
 
Tại phiên chợ mới nhất và cũng là phiên chợ cuối cùng trong năm 2011 mà Trung tâm BSA thực hiện tại huyện Tam Nông của tỉnh Đồng Tháp (ngày 17 - 19/12/2011), cộng đồng DN Hàng Việt Nam chất lượng cao đã có cuộc kết nối với Hợp tác xã Tràm Chim để tìm ra giải pháp đưa hàng Việt “bám rễ” tại thị trường nông thôn. Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “Sau những phiên chợ, chúng tôi mong muốn và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa để DN ở lại, phân phối hàng hóa tại địa phương”.
 
Đi để tìm khiếm khuyết
 
Nhiều chuyến hàng, càng đưa về những vùng sâu vùng xa ở Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu hay lên vùng biên giới An Giang, Tây Ninh, Bình Phước và cả Lạng Sơn..., sức tiêu thụ hàng hóa càng lớn, hàng bán càng chạy. Có những chuyến, DN hết hàng chỉ sau 2 ngày bán. Thông qua những hoạt động khảo sát kèm theo mỗi phiên chợ, DN được cung cấp cái nhìn toàn cảnh về thị trường nông thôn tại các tỉnh. Thông qua đó, DN đo được những khiếm khuyết, những lỗ hổng của mạng lưới phân phối của mình tại địa phương và kịp thời bù đắp vào khiếm khuyết ấy.
 
Ông Ông Văn Tràng, Trưởng đại diện Marketing của Công ty Bột Vĩnh Thuận, nhận xét qua chuyến khảo sát thị trường thực tế tại huyện Bù Đăng (Bình Phước) hồi tháng 10/2011: “Tuy thấy rất nhiều sản phẩm bột của Vĩnh Thuận được bày bán tại chợ Bù Đăng, nhưng đa phần là các tiểu thương này lấy hàng trực tiếp từ các chành vựa ở Chợ Lớn (Tp.HCM). Điều này chứng tỏ hệ thống phân phối sản phẩm của Vĩnh Thuận ở Bình Phước chưa thực sự tốt”.
 
Trong cuộc họp đánh giá rút kinh nghiệm của DN và Ban tổ chức vừa diễn ra tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp), đại diện của gần 40 DN thường xuyên gắn bó với chương trình cũng đã nhìn nhận những yếu kém về mặt đầu tư vào hình ảnh, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên, những chiêu thức khuyến mãi cũng như thu hút khách hàng. Nhiều góp ý để các DN tự hoàn thiện mình trước khi bước vào năm 2012 với một diện mạo mới.
 
Bà Nguyễn Thị Xuân Yến, Giám đốc Dự án Thị trường nông thôn, cho biết: “Năm nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, các DN phải vất vả để duy trì sản xuất, một số DN bị “gãy” mạng lưới ở nhiều địa bàn, một số DN khác gặp thời cơ nhưng nguồn lực chưa cho phép do hoạch định kế hoạch chưa đúng, vả lại một số lại loay hoay chưa biết phải làm gì để cải thiện tình hình... Tuy nhiên, không vì thế mà DN tham gia các phiên chợ ít đi. Số lượng tham gia không dưới 40 DN/phiên chợ. Đặc biệt, đối với những phiên chợ ở những vùng xa xôi như gần biên giới Kà Tum (huyện Tân Châu, Tây Ninh) hay phiên chợ tại xã Đà Loan (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) thì số DN lên đến 60, hoặc như tại phiên chợ tổ chức tại huyện đảo Lý Sơn, số tiểu thương đến kết nối với DN hàng Việt Nam chất lượng cao là trên 100 người...”.
 
Tiếp nối chương trình trong năm 2012, Trung tâm BSA khẳng định sẽ tiếp tục nâng chất lượng các phiên chợ bằng cách cải tiến và bổ sung một số hoạt động, như: huấn luyện tiểu thương, tọa đàm nông nghiệp cho nông dân, các hoạt động xã hội (khám bệnh và phát thuốc miễn phí; tư vấn dịnh dưỡng cho trẻ em và tặng quà cho các hộ nghèo, học sinh nghèo...), chuyên nghiệp hóa hệ thống nhận diện của Phiên chợ. Đặc biệt, Ban tổ chức còn chủ trương mở rộng thêm nhiều địa bàn mới, các tỉnh miền Đông Nam bộ và cao nguyên, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận - bám sát thị trường và củng cố mạng lưới phân phối của chính các DN tham gia.


Thanh Liêm - Hải Ninh

Nguồn tin: Thời báo Kinh doanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 185

Máy chủ tìm kiếm : 22

Khách viếng thăm : 163


Hôm nayHôm nay : 63397

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 895854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44263539



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach