23:35 EDT Thứ năm, 27/03/2025

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

IBA Mekong: Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho kiện quốc tế?

Thứ sáu - 08/07/2016 07:09
Trong quá trình hành nghề, chúng tôi gặp một số doanh nghiệp ĐBSCL (Cần Thơ) làm xuất khẩu gạo qua Châu Phi hay một số doanh nghiệp Trà Vinh bán than hoạt tính qua Đông Âu vướng vào các vụ kiện tụng. Đa phần các vụ đó là do nước ngoài kiện. Các doanh nghiệp Trà Vinh, Cần Thơ sẵn sàng thuê luật sư đeo đuổi những vụ kiện đó gần 2 năm và cuối cùng thắng. Tôi muốn nói rằng, doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho những vụ kiện như thế.
 
Điều đó còn cho thấy, dù kiện ra quốc tế khả năng thắng thua là 50 - 50 nhưng đây là dịp để doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội trình bày và thể hiện thiện chí của mình, bởi hội nhập thì chuyện tranh chấp là không thể tránh được.




Luật sư Châu Huy Quang tại khóa học IBA cho doanh nghiệp ĐBSCL
(ảnh Hoàng Lan)
  
Đó là những chia sẻ của luật sư Châu Huy Quang, thành viên sáng lập LCT Law Firm, nói về luật thương mại trong quá trình hội nhập, tại khóa đào tạo IBA Mekong cho các doanh nghiệp ĐBSCL đang diễn ra tại TP. Cần Thơ.
 
LS Châu Huy Quang phân tích và đưa ra những tình huống để các thành viên trong khóa học nắm rõ và hiểu sâu hơn vấn đề.
 
LS Châu Huy Quang đưa ra hàng loạt câu hỏi: Vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa với nhà đầu tư nước ngoài, vậy họ có quyền kiện Việt Nam ra trọng tài quốc tế hay không? Nếu một nhãn hiệu nổi tiếng nào đó khi chưa vào Việt Nam mà doanh nghiệp Việt dùng ở Việt Nam thì họ có kiện mình được không?
 
LS Quang cho biết kiện thì được, nhưng kiện ra trọng tài thương mại quốc tế thì không được. Vì điều tối thiểu để đưa ra trung tâm trọng tài thương mại quốc tế là hai bên phải có thỏa thuận chỉ định một trọng tài thương mại thì mới có quyền tài phán.
 
“Nếu như tự nhiên họ kiện ra trung tâm trọng tài quốc tế mà không có thỏa thuận thì mình có quyền yêu cầu tòa án hủy thẩm quyền tài phán đó. Hoặc có ra được quyền tài phán thì các nước thành viên sẽ không công nhận phán quyết đó”
 
Trong khi đó, khi tranh chấp nhãn hiệu mà phía công ty nước ngoài và Việt Nam không có thỏa thuận nào thì đó là tranh chấp ngoài hợp đồng. Mà tranh chấp ngoài hợp đồng thì trọng tài không có quyền tài phán mà chỉ tòa án mới có quyền.
 
Ngoài ra, LS Quang cũng cho biết, liên quan đến sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hóa còn rất nhiều vấn đề. Nếu các nhãn hiệu nước ngoài chưa vào Việt Nam mà doanh nghiệp Việt Nam đăng ký với Cục SHTT là nhãn hiệu của mình ở Việt Nam, khi nhãn hiệu đó vào Việt Nam doanh nghiệp Việt coi như “đã chiếm rồi”. Vấn đề này theo LS Quang đó là những việc xảy ra trong lĩnh vực tên miền.
 
LS Quang dẫn chứng, rất nhiều tên miền như Sheraton.com là của tập đoàn khách sạn nước ngoài nhưng Sheraton.com.vn lại là của Việt Nam. Hay như Heineken.com là của tập đoàn bia nước ngoài còn Heineken.com.vn lại là của ai đó ở Việt Nam đăng ký chiếm giữ…
 
Những dẫn chứng trên hoàn toàn có thể xử lý được để lấy tên miền Việt Nam theo luật Việt Nam. Đây là vấn đề không đưa ra trọng tài quốc tế được vì đó là tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng, LS Quang nói.
 
Trước câu hỏi của doanh nghiệp, rằng nếu doanh nghiệp Việt Nam làm hợp đồng thương mại với các đối tác nước ngoài thì nên chọn tòa án hay trọng tài thương mại? Tại sao?
 
“Giới luật sư chúng tôi khuyên doanh nghiệp hầu hết là chọn ra trọng tài thương mại”, ông Quang chia sẻ. “ Vì trọng tài nhanh hơn, họ giỏi hơn và là những chuyên gia độc lập, khách quan hơn… Nhưng quan trọng nhất là phương pháp trọng tài tốt hơn. Họ sẽ làm để cho thấy, mình thua hay thắng cũng tâm phục khẩu phục, không cảm thấy bị ấm ức…”
 
Tuy nhiên phí trọng tài thương mại thường mắc hơn phí luật sư.
 
LS Quang cho biết, luật trọng tài thương mại 2010 có quy định, phán quyết của trọng tài thương mại vẫn được thực hiện như một bản án của tòa án. Đây là điều mới so với những luật trọng tài thương mại trước đây.
 
Và việc thi hành một phán quyết của trọng tài nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài có những khó khăn tùy theo trọng tài và yếu tố ở mỗi quốc gia.
 
Ngày 9 và ngày 10 tháng 7, khóa học IBA Mekong dành cho doanh nghiệp ĐBSCL sẽ tiếp tục diễn ra trong cả hai buổi sáng và chiều.
 
IBA Mekong là Khóa học về Quản Trị Kinh Doanh Hội Nhập do câu lạc bộ Doanh nghiệp Dẫn đầu - LBC, công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu - GIBC tổ chức, dành riêng cho mạng lưới liên kết ABCD Mekong với Hội DN HVNCLC.
 
T.Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 338


Hôm nayHôm nay : 68747

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2146134

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 56928468



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach