07:05 +07 Thứ hai, 16/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

IBA Mekong: Làm gì để đạt mục tiêu với rủi ro thấp nhất?

Thứ ba - 09/08/2016 10:25
Buổi học ngày 07/8/2016 trong khuôn khổ chương trình Quản trị kinh doanh thời hội nhập do LBC, GIBC tổ chức riêng cho Mạng lưới liên kết ABCD Mekong tại Cần Thơ tiếp tục với chuyên đề “Hoạch định chiến lược kinh doanh trong bối cảnh hội nhập”.
 

 

Quang cảnh lớp học ngày 07.08

Theo TS Bùi Minh Tráng, trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, bản chất của chiến lược là trả lời 3 câu hỏi: Bạn đang ở đâu? Bạn muốn đi đâu? Bạn làm gì để đạt được mục tiêu? Trả lời được 3 câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ phải trải qua 9 công đoạn: 1/Phân tích các chỉ số vĩ mô, chính sách; 2/Phân tích ngành và cạnh tranh; 3/Phân tích hiện trạng doanh nghiệp; 4/Phân tích SWOT; 5/Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu kinh doanh; 6/ Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh; 7/Các ưu tiên chiến lược kinh doanh; 8/Kế hoạch năm; 9/Quản trị rủi ro.                          

                                  
               
                                                      

                                                TS Bùi Thanh Tráng, ĐH Kinh tế TPHCM


Từ các khái niệm lý thuyết về tư duy chiến lược kinh doanh, TS Bùi Minh Tráng cụ thể hóa thông qua ví dụ về công ty X. Công ty này đang kinh doanh 4 nhóm ngành (xăng dầu, bất động sản, nông sản và đầu tư tài chính). Xăng dầu và nông sản là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, năng lực lõi (tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp), tạo giá trị lớn trong kinh doanh. Từ ví dụ này, các học viên cùng phân tích thông qua 9 công đoạn kể trên.
 
 “Giải quyết vấn đề làm thế nào đạt được mục tiêu (tài chính, nhân sự, sản xuất, bán hàng) là khó nhất!”, TS Bùi Minh Tráng nhấn mạnh, tư duy chiến lược kinh doanh gắn liền với quá trình tái cấu trúc kinh doanh của doanh nghiệp, thích ứng với năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập toàn cầu. Không thay đổi thì không có tương lai”.




Học viên trao đổi cách xử lý tình huống


“Chiến lược luôn thay đổi theo quá trình kinh doanh, là một quá trình liên tục chứ không phải là sự kiện chỉ xảy ra một lần”, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch LBC, Chủ tịch GIBC hướng dẫn về cách hoạch định chiến lược kinh doanh. Từ sản xuất tới thị trường sẽ có nhiều lựa chọn. Ví dụ, sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, hiện nay, biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn nên chiến lược sản xuất, kinh doanh cũng sẽ thay đổi. 



Thành công nghiêng về những người biết giảm rủi ro, để đi đến đích với chi phí thấp nhất, công sức ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. Hoạch định được chiến lược kinh doanh sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh gồm 6 bước :1/Tầm nhìn của doanh nghiệp; 2/Phân tích cơ hội – rủi ro xuất phát từ các yếu tố ngoại vi (nhân khẩu học, chính sách luật pháp, hệ thống chính trị, hội nhập kinh tế quốc tế, thiên tai/dịch bệnh/môi trường, thị trường/ngành hàng) và nội vi (Tài chính, năng lực sản xuất, năng lực xây dựng thương hiệu, bán hàng và phân phối, tổ chức và con người, hệ thống kiểm soát nội bộ); 3/Tóm tắt chỉ tiêu kinh doanh chính yếu; 4/Xây dựng chiến lược ưu tiên; 5/Xây dựng kế hoạch thực hiện; 6/Theo dõi, kiểm soát quản trị rủi ro. Xây dựng kế hoạch thực hiện giống như xây dựng con thuyền đưa doanh nghiệp tới nơi mình cần đến, bằng phương án, lựa chọn khả thi. Tầm nhìn của doanh nghiệp: là để trả lời cầu hỏi “tổ chức chúng ta sẽ thành công như thế nào trong tương lai?”; Hai thành phần cơ bản của bất cứ tầm nhìn dài hạn nào là ý thức hệ cốt lõi và môi trường tương lai có thể hình dung.




Ông Phạm Phú Ngọc Trai chia sẻ 6 bước hoạch định chiến lược kinh doanh



 “Nắm bắt được xu thế thị trường càng lớn sẽ giúp độ thành công cho doanh nghiệp càng cao. Thị phần, dòng tiền, giá trị doanh nghiệp là 3 điểm mà doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn trong tương lai”, ông Phạm Phú Ngọc Trai nhấn mạnh thêm 4 tố chất của nhà lãnh đạo trong thời kỳ hội nhập: 1/ Có kiến thức maketting2/ Tầm nhìn, biết quản trị nguồn nhân lực; 3/ Khả năng kết nối mọi người lại với nhau;4/Đổi mới sáng tạo.
 
“Các chỉ số như ROE, ROA, ROI, tỷ số nợ/vốn chủ sỡ hữu… trước đây tôi xem nhẹ hoặc chỉ lướt sơ qua, nhưng nhờ diễn giả chia sẻ, mới ngộ ra các chỉ số này đóng góp rất quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp”, ông Trương Minh Lễ, công ty Lương thực Đồng Tháp, nói rằng cách hệ thống hóa các kiến thức qua tuần học về chiến lược kinh doanh giúp ông và các DNNVV thuộc mạng lưới liên kết 4 tỉnh ABCD Mekong nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, tạo thói quen làm việc chuẩn mực, có quy tắc.
 
Tuần học cuối chương trình sẽ diễn ra vào ngày 13-14/8/2016 với 3 nội dung: 1/Kỹ năng giao tiếp kinh doanh trong môi trường đa văn hóa; 2/ Tư duy mới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; 3/ Trình bày Đề án chiến lược kinh doanh của các nhóm.
 
Bài; ảnh: Ngọc Bích

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 50

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 48


Hôm nayHôm nay : 10244

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 496006

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 49914640



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach