Các
diễn
giả
chia
sẻ
kinh
nghiệm
về
quản
trị
trong
công
ty
gia
đình
Ths
Huỳnh
Phước
Nghĩa
phác
họa
bức
tranh
tổng
quan
về
quản
trị
công
ty
gia
đình
tại
Việt
Nam
và
bài
học
từ
thành
công,
thất
bại
của
một
số
tập
đoàn,
công
ty
trên
thế
giới.
Theo
ông
xu
hướng
công
ty
gia
đình
trong
20
năm
tới
sẽ
rất
phổ
biến
ở
Việt
Nam.
Đặc
tính
độc
đáo
của
công
ty
gia
đình
thể
hiện
qua:
Kiểm
soát
và
sở
hữu
(cổ
phần/quyền
biểu
quyết);
Gia
đình
(1
hay
nhiều
thành
viên,
liên
kết
nhiều
gia
đình
trong
họ
hàng);
Chiến
lược
ảnh
hưởng
bởi
thành
viên
gia
đình
(do
điều
hành
và
quản
trị
trực
tiếp);
Xây
dựng
văn
hóa
doanh
nghiệp
lấy
tinh
thần
từ
gia
đình;Có
thể
thuê
nhà
quản
lý
từ
bên
ngài;
Xử
lý
vấn
đề
kinh
doanh
theo
2
tầng
(Công
ty
–
Gia
đình);
Truyền
từ
thế
hệ
này
sang
thế
hệ
khác
(
kế
thừa
khát
vọng,
hoài
bảo
và
tôn
tạo
truyền
thống).
Tuy
nhiên,
sự
hiện
diện
của
thành
viên
gia
đình,
thế
hệ
kế
thừa
và
những
tham
vọng
của
thế
hệ
trước,
sự
chồng
chéo
quan
hệ
quản
trị
đôi
khi
dẫn
tới
xung
đột
mục
tiêu/chiến
lược/giá
trị
với
nhà
quản
lý/CEO
thuê
từ
bên
ngoài.
Để
phát
triển
vị
thế
doanh
nghiệp
gia
đình
Việt,
Ths
Huỳnh
Phước
Nghĩa
đưa
ra
7
điểm
chú
ý:
1/Hoạch
định
đội
ngũ
kế
thừa;
2/Ảnh
hưởng
bởi
cái
bóng
của
người
sáng
lập
(Thoát
khỏi
cái
bóng
là
kế
thừa
giá
trị
một
cách
sáng
tạo);
3/Giải
quyết
xung
đột
trong
công
ty
gia
đình;
4/Sử
dụng
nhà
quản
lý
chuyên
nghiệp
ngoài
gia
đình;
5/Vai
trò
của
nữ
giới
trong
việc
kế
thừa
công
ty
gia
đình;
6/Giá
trị
của
công
ty;
7/Quản
trị
và
kiến
tạo
sản
nghiệp.
Anh
Huỳnh
Quang
Vinh,
Phó
TGĐ
công
ty
Antesco,
một
điển
hình
cho
thế
hệ
kế
thừa,
kể
lại:
Có
những
việc
tưởng
chừng
rất
dễ
nhưng
lại
không
làm
được
là
đề
bạt
thăng
tiến
cán
bộ
ngoài
“truyền
thống”,
thuyên
chuyển
cán
bộ
thâm
niên
không
còn
phát
huy,
đề
xuất
dự
án
phát
triển,
đầu
tư
mua
sắm
mới…
Sự
thống
nhất
và
mâu
thuẫn
trong
chiến
lược,
mục
tiêu,
chuyện
kính
trên
–
nhường
dưới
của
công
ty.
Giải
quyết
vấn
đề
này,
theo
anh
Vinh,
là
cả
quá
trình,
vận
động
thành
viên
trong
gia
đình,
thấm
nhuần
giá
trị
của
công
ty
và
có
đam
mê
thì
mới
vượt
qua
được.
Khởi
nghiệp
khi
con
trai
đầu
9
tuổi,
bà
Nguyễn
Thị
Điền,
TGĐ
công
ty
May
An
Phước
chia
sẻ
trải
nghiệm
bản
thân:
Muốn
có
người
kế
thừa,
phải
có
một
quá
trình,
không
được
nóng
vội.
Nếu
người
được
lựa
chọn
không
có
hoặc
chưa
đủ
tố
chất,
phải
nghĩ
tới
nhờ
người
ngoài,
cho
người
đó
dạy
lại
con
mình.
“Tôi
truyền
lửa
đam
mê
cho
con
bằng
cách
cho
con
xem,
hiểu
được
công
việc
của
mình.
Bằng
chính
trải
nghiệm
thực
tế
và
luôn
nhấn
mạnh
dẫu
sao
con
vẫn
phải
đi
bằng
chính
đôi
chân
của
mình”,
bà
Nguyễn
Thị
Điền
nói.
Tuần
sau
(ngày
23-24.7.2016),
chương
trình
sẽ
tiếp
tục
với
nội
dung:
Chuyên
đề
quản
trị
sự
thay
đổi
trong
sức
ép
hội
nhập
và
Seminar
“Xu
hướng
tiêu
thụ
nông
sản
mới
và
sản
phẩm
giá
trị
gia
tăng
từ
nông
sản
trên
thế
giới
–
Cơ
hội
nào
cho
doanh
nghiệp
Việt”.
Bài,
ảnh
Ngọc
Bích