11
giờ
trưa,
giữa
cái
nóng
34
độ
hanh
khô
của
Hà
Nội,
mọi
người
ngồi
cạnh
nhau
cùng
nghe
anh
Vươn
kể
chuyện
tự
làm
thức
ăn
cho
vịt
biển
với
cây
chùm
ngây,
giúp
chuồng
trại
không
có
mùi
hôi,
thịt
vịt
thơm
ngon.
Một
chị
có
trang
trại
gà
tại
Hà
Nội
giơ
tay
đặt
câu
hỏi
cho
anh
Vươn
về
nguồn
bắp
làm
thức
ăn
gia
cầm,
làm
sao
để
tránh
dịch
bệnh
trên
gà
vịt,
vì
có
dịch
bệnh
là
phải
tiêm
thuốc
kháng
sinh…
Rồi
lại
nghe
Út
Tiếng
tâm
sự
chuyện
một
mình
một
chợ
trồng
lúa
sạch,
cho
đến
khi
nâng
diện
tích
lên
được
20ha,
và
còn
rủ
được
nhiều
bạn
trẻ
về
quê
làm
ruộng
cùng
mình…
Những
bạn
trẻ
trong
HTX
Cộng
đồng
Nặm
Đăm
ở
Hà
Giang
giới
thiệu
những
sản
phẩm
mang
dược
tính
của
HTX
Đến
2
giờ
chiều,
khi
sự
nắng
nóng
chưa
có
dấu
hiệu
giảm
nhiệt
thì
cuộc
kết
nối
“Khởi
nghiệp
cùng
đồng
bào
dân
tộc
thiểu
số”
lại
tiếp
tục
diễn
ra.
Những
dự
án
của
những
bạn
còn
rất
trẻ,
như
Lý
Tà
Giàng
(SN
1995)
–
phó
giám
đốc
HTX
Cộng
đồng
Nặm
Đăm
ở
Hà
Giang,
bạn
Thào
Thị
Sung
đến
từ
tổ
hợp
tác
thổ
cẩm
Sa
Pa,
bạn
Má
A
Nủ
–
chủ
nhiệm
HTX
H’mông
Cát
Cát,
đã
cùng
với
PGS.TS
Trần
Văn
Ơn,
trưởng
bộ
môn
thực
vật,
trường
đại
học
Dược
Hà
Nội,
đồng
thời
là
chủ
tịch
kiêm
giám
đốc
công
ty
Dược
Khoa,
phân
tích
những
thế
mạnh
của
sản
phẩm
khởi
nghiệp
của
đồng
bào,
và
tìm
đầu
ra
cho
các
sản
phẩm
đặc
biệt
này.
Dạo
quanh
hội
chợ,
không
chỉ
có
người
mua
kẻ
bán,
mà
còn
có
những
nghiên
cứu
sinh
đến
dự
các
hội
thảo,
trò
chuyện
với
nhóm
thanh
niên
khởi
nghiệp
trong
nông
nghiệp,
những
chủ
cửa
hàng
thực
phẩm
sạch
đến
tìm
nguồn
hàng
mới.
Hội
chợ
khép
lại
sau
bốn
ngày,
nhưng
những
kết
nối
đã
mở
ra
một
niềm
hy
vọng
mới
cho
các
bạn
trẻ
khởi
nghiệp
với
nông
nghiệp
sạch,
khi
sản
phẩm
của
họ
được
người
tiêu
dùng
chú
ý,
có
các
đơn
vị
hỗ
trợ
họ
tiếp
cận
thị
trường.
Không
phải
những
giải
thưởng
về
khởi
nghiệp,
mà
chính
những
kết
nối
này,
là
động
lực
mạnh
mẽ,
giúp
họ
tiếp
tục
kiên
trì
với
con
đường
làm
ra
thực
phẩm
sạch
ngay
trên
quê
nhà.