17:01 EDT Thứ tư, 18/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Máy nông cụ trong nước yếu thế

Thứ năm - 07/07/2016 07:36
Công ty TNHH Máy Nông nghiệp Việt Trung (QL5, Bình Giang Hải Dương) chuyên sản xuất, lắp ráp, kinh doanh ô tô tải, các loại động cơ diezen, sản phẩm máy kéo cầm tay, sản phẩm phục vụ bà con nông dân trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp.

Riêng đối với các loại máy sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để bán cho bà con nông dân, chủ yếu công ty nhập khẩu mới nguyên chiếc từ các nhà sản xuất như Dongfeng, Cheingcheii, Quanchai, Jangdong, Changfu thuộc Quảng Đông, Trung Quốc hoặc một số nhà cung ứng của Đài Loan.

Ngoài ra, công ty cũng nhập cả máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, với giá thành rẻ của Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia Đông Âu để phân phối, bán lại cho người có nhu cầu về tự lắp ráp, chế tạo thêm.

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Máy Nông nghiệp Việt Trung cho biết, sở dĩ DN chủ yếu nhập khẩu máy nông cụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Đài Loan là do giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của bà con nông dân.

Mặc dù, máy móc nông cụ của Trung Quốc chất lượng không thể tốt bằng máy của Nhật hay một số nước châu Âu, nhất là thường có “tật” hỏng hóc vặt, nhưng rõ ràng tiền nào của nấy và đối với người kinh doanh thì khách hàng có nhu cầu nhiều về mặt hàng nào thì sẽ được đáp ứng đúng loại máy móc, thiết bị với công năng và giá thành tương ứng.

Không riêng gì các tỉnh thành phía Bắc, đối với thị trường máy móc, nông cụ thì phần lớn hàng hóa, sản phẩm “made in” Trung Quốc, Đài Loan đang chiếm lĩnh thị trường mà tại nhiều tỉnh thành phía Nam. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều sản phẩm phục vụ cơ giới hóa cũng chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ đây.

Dạo quanh thị trường, tại một số cửa hàng chuyên về máy móc nông cụ như máy kéo, máy bơm, máy cắt cỏ, tỉa cành, tuốt lúa... phần lớn các chủ DN đều cho biết, hiện cửa hàng họ đang phân phối hoặc làm đại lý chính thức cho một công ty nào đó của Trung Quốc, Đài Loan và hưởng chiết khấu trên mỗi sản phẩm bán được.

Mới đây, tại Hội chợ máy công cụ Đài Loan MTA Vietnam 2016, nhiều nhà cung ứng tại quốc gia này cho biết đang tìm kiếm các đối tác, đại lý phân phối tại Việt Nam đối với một số sản phẩm máy nông cụ quy mô nhỏ tại Việt Nam bởi nhận thấy thị trường này còn rất nhiều tiềm năng, nhất là máy móc của Đài Loan đáp ứng được một số tiêu chí mà người tiêu dùng trong nước đặt ra về giá cả và tính năng sử dụng.

Giám đốc phát triển thị trường của Công ty Hannsa Pretion cho biết, Đài Loan có nhiều thương hiệu sản xuất máy móc đã được một số công ty chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp tin dùng, đây là cơ sở để các công ty của Đài Loan tiếp tục mở rộng thị trường.

Theo nhận định của một chuyên gia trong lĩnh vực này, thông thường đối với các loại máy của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... bao giờ cũng  có giá thành bán cao hơn gấp 2 – 3 lần so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan nên người hỏi mua ít hơn.

Nếu có bán thì chủ yếu là bán rời từng bộ phận nhỏ lẻ để người mua có nhu cầu tự lắp ráp. Thậm chí, ngay cả máy móc sản xuất của Việt Nam những công ty có uy tín, tên tuổi trên thị trường cũng có giá cao hơn so với sản phẩm từ Trung Quốc.

Ông Phạm Thanh Long, Giám đốc CTCP Chế tạo máy Long An cho rằng, mặc dù nếu đem so sánh về chất lượng, mẫu mã một số sản phẩm máy nông cụ của Việt Nam như máy xay xát lúa, bóc tách hạt, máy sấy... còn có phần nhỉnh hơn, nhưng nếu đem so về giá cả và cách chiếm lĩnh thị trường thì DN trong nước đang bị hạn chế hơn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết 15/6/2016, trong tổng số 10 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất thì các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng chiếm tỷ lệ đứng đầu với 11,822 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất.

TS. Phạm Anh Tuấn, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, hiện nay tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp đã rất cao chiếm tỷ lệ 80%, nhưng lĩnh vực sản xuất máy móc, công cụ phục vụ cho nông nghiệp trong nước vẫn chưa theo kịp.

Nguyên nhân không chỉ do các DN Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa có điều kiện để đầu tư nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp tiện dụng, hữu ích, giá thành phù hợp mà còn do chính sách trong nước nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực này chưa thực sự đồng bộ.

Chính vì vậy, đã tạo ra khoảng cách khá xa giữa nhu cầu sử dụng thực tế của người nông dân  đối với sản phẩm nông cụ trong nước, tạo điều kiện để các nhà cung ứng, phân phối nước ngoài chen chân vào thị trường. Và khi họ đã tìm ra chỗ đứng thì việc để mất thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh là khó tránh khỏi.

Nguồn tin: TBNH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 142

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 140


Hôm nayHôm nay : 35674

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 591509

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50010143



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach