Ông
Võ
Đức
Trong,
Giám
đốc
Sở
NN-PTNT
Tây
Ninh
nhận
định,
các
dịch
vụ
nông
nghiệp
ở
Tây
Ninh
phát
triển
chưa
tương
xứng
với
tiềm
năng.
Mặc
dù
giai
đoạn
2006-2015,
tốc
độ
tăng
trưởng
dịch
vụ
nông
nghiệp
bình
quân
lên
tới
18,35%/năm
nhưng
giá
trị
sản
xuất
mới
chỉ
đạt
2.187
tỉ
đồng
(chiếm
7,96%)
so
với
tổng
giá
trị
sản
xuất
ngành
nông
nghiệp.
Hiện
nay,
Tây
Ninh
mới
chỉ
chú
trọng
các
dịch
vụ
buôn
bán
vật
tư
nông
nghiệp,
còn
loại
hình
dịch
vụ
khác
như
làm
đất,
tưới
nước,
thu
hoạch,
vận
chuyển
sản
phẩm,
bảo
hiểm
cây
trồng,
vật
nuôi,
dịch
vụ
tài
chính,
tư
vấn
kỹ
thuật…
chưa
được
quan
tâm
rộng
rãi.
Tái
cơ
cấu
ngành
nông
nghiệp
Để
phát
triển
ngành
nông
nghiệp
theo
hướng
bền
vững,
mới
đây
UBND
tỉnh
Tây
Ninh
thông
qua
đề
án
tái
cơ
cấu
ngành
nông
nghiệp
theo
hướng
nâng
cao
giá
trị
gia
tăng.
Dự
kiến
đến
năm
2020,
tổng
diện
tích
đất
dành
cho
nông
nghiệp
công
nghệ
cao
khoảng
3.000
ha
(chiếm
1,2%)
diện
tích
đất
sản
xuất
nông
nghiệp
toàn
tỉnh.
Trong
đó,
địa
phương
sẽ
thu
hồi
đất
ở
một
số
nông
trường
quốc
doanh
để
hình
thành
các
vùng
nông
nghiệp
ứng
dụng
công
nghệ
cao
với
tổng
diện
tích
khoảng
722
ha.
Riêng
đề
án
phát
triển
rau
an
toàn
là
600
ha.
Ngoài
ra,
tỉnh
Tây
Ninh
cũng
đã
thông
qua
các
chính
sách
đặc
thù
nhằm
khuyến
khích
các
doanh
nghiệp
đầu
tư
vào
lĩnh
vực
nông
nghiệp,
nông
thôn
trên
địa
bàn.
Theo
đó,
các
dự
án
sản
phẩm
đặc
thù
được
ưu
đãi
bao
gồm:
Dự
án
trồng
mãng
cầu,
chuối,
thơm,
bưởi,
xoài;
Đầu
tư
sản
xuất
rau-củ-quả
thực
phẩm
an
toàn-thực
phẩm
công
nghệ
cao;
Sơ
chế,
bảo
quản
rau-củ-quả
thực
phẩm
an
toàn;
Đầu
tư
cơ
sở
giết
mổ
gia
súc,
gia
cầm
tập
trung.
Xuất
phát
từ
việc
tái
cơ
cấu
ngành
nông
nghiệp
và
khởi
động
chính
sách
ưu
đãi,
nhiều
doanh
nghiệp
lớn
trong
và
ngoài
nước
liên
tục
“dạm
ngõ”
tỉnh
Tây
Ninh
trong
thời
gian
gần
đây
với
các
dự
án
có
quy
mô
lớn.
Một
trong
những
dự
án
có
thể
kể
đến
là
Công
ty
Borna
VN
(công
ty
100%
vốn
Hàn
Quốc)
đã
chính
thức
ký
cam
kết
hợp
tác
đầu
tư
trồng
mới
và
bao
tiêu
sản
phẩm
chuối
Cavendish
xuất
khẩu
trên
diện
tích
ban
đầu
200
ha;
Công
ty
CP
Lavifood
(chuyên
xuất
khẩu
trái
cây
đông
lạnh)
đầu
tư
trồng
và
bao
tiêu
các
loại
sản
phẩm
trái
cây
như
thơm,
xoài…
với
sản
lượng
khoảng
25.000
tấn/năm...
Theo
Giám
đốc
Sở
NN-PTNT
Võ
Đức
Trong,
khi
thị
trường
tiêu
thụ
nông
sản
ngày
càng
yêu
cầu
khắt
khe
về
chất
lượng,
đặc
biệt
là
an
toàn
vệ
sinh
thực
phẩm
thì
đòi
hỏi
các
doanh
nghiệp,
người
sản
xuất
nông
sản
phải
đảm
bảo
quy
trình
sản
xuất
theo
tiêu
chuẩn
GAP
và
ứng
dụng
công
nghệ
cao
để
nâng
cao
chất
lượng,
hiệu
quả.
Tại
buổi
làm
việc
với
lãnh
đạo
tỉnh
Tây
Ninh
ngày
9.9
vừa
qua,
Phó
thủ
tướng
Trương
Hòa
Bình
nhấn
mạnh:
“Nếu
có
cách
làm
bài
bản,
khoa
học
và
sự
đầu
tư
đúng
mức,
người
dân
Tây
Ninh
hoàn
toàn
có
thể
đi
lên
từ
nông
nghiệp
và
làm
giàu
từ
nông
nghiệp”.
Theo
Phó
thủ
tướng,
Tây
Ninh
có
nhiều
lợi
thế
là
nằm
ở
vùng
khí
hậu
điều
hòa,
ít
bị
ảnh
hưởng
bởi
bão,
lũ;
địa
hình
tương
đối
bằng
phẳng,
đất
đai
phì
nhiêu,
có
hồ
Dầu
Tiếng
lớn
nhất
nước
với
hệ
thống
kênh
mương
được
đầu
tư
hoàn
chỉnh…
Do
vậy
tỉnh
cần
tập
trung
phát
triển
nông
nghiệp
công
nghệ
cao,
công
nghiệp
chế
biến
gắn
với
các
sản
phẩm
nông
sản
chủ
lực…
hướng
tới
xuất
khẩu.
|