16:21 EDT Thứ tư, 18/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Những điểm mới của cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4’

Thứ tư - 06/06/2018 21:58
Cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4 – năm 2018 vừa khởi động hôm 16/5/2018.

Theo ban tổ chức, cuộc thi năm nay có nhiều điểm mới về đối tượng dự thi, giải thưởng… Sau một tuần phát động, đã có năm dự án tham dự.

Những điểm mới

Sáng 16/5/2018, chương trình Sáng tạo khởi nghiệp (SKC) của trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh  nghiệp (BSA) đã phát động cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4 – năm 2018” với chủ đề “Phát triển tài nguyên bản địa bằng sức mạnh công nghệ”.

Điểm mới của cuộc thi này là dành cho giảng viên và sinh viên các trường đại học.Với đối tượng sinh viên, chỉ cần có ý tưởng là đủ điều kiện tham dự.Tuy nhiên, các ý tưởng đó phải có sản phẩm mẫu để trưng bày tại cuộc thi. Từ vòng bán kết, các chuyên gia sẽ hướng dẫn cách trưng bày sản phẩm mẫu, cách thuyết trình và những điều cần lưu ý dành cho chủ các dự án vào bán kết. Điểm mới thứ hai của cuộc thi năm nay là cho phép các dự án kết hợp của nhiều trường đại học, tỉnh thành tham dự, nhưng số lượng thành viên chỉ giới hạn là 3.

Điểm mới thứ ba là giá trị giải thưởng. Theo BSA, tổng giải thưởng cuộc thi năm nay là 380 triệu đồng, chưa kể các giải thưởng phụ, quà tặng của các doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Điểm mới thứ tư là cuộc thi ưu tiên cho các dự án liên quan đến phát triển du lịch địa phương.

Công nghệ là yếu tố quan trọng

Nhiều giảng viên, sinh viên đặt câu hỏi: tại sao cuộc thi lại chọn lĩnh vực nông nghiệp mà không phải là một chủ đề khác, như phát triển đô thị chẳng hạn; vì sao lĩnh vực khởi nghiệp phải gắn liền với tài nguyên bản địa, liệu bản quyền của các dự án có bị chiếm dụng…

Các chuyên gia của BSA cho rằng, chủ đề cuộc thi năm nay tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông sản, thực phẩm chế biến là hợp lý và cần thiết. Hội viên Hàng Việt Nam chất lượng cao có đến 40% doanh nghiệp trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thực phẩm tươi sống như Vinamilk, Vinamit, VinEco, Cỏ May, Dừa Lương Qưới… tận dụng nguyên liệu nông sản để xuất khẩu. “Tài nguyên bản địa không chỉ là sản phẩm thô, mà cần có ứng dụng công nghệ để tạo những sản phẩm độc đáo”, đại diện BSA giải thích.

Có ý kiến cho rằng, “những dự án khởi nghiệp mà yêu cầu ứng dụng công nghệ là không tưởng”. Theo đại diện ban tổ chức, trong ba mùa thi trước, hầu hết các dự án nông nghiệp đều có ứng dụng kỹ thuật để sản xuất và họ đã thành công. Năm 2017, Phạm Xuân Thành (Cà Mau) tham gia cuộc thi với dự án “Nâng cao giá trị từ rừng ngập mặn Cà Mau”, bằng cách trồng rừng và khai thác tôm thiên nhiên từ rừng ngập mặn Ngọc Hiển, có ứng dụng công nghệ sấy lạnh. Nhiều dự án như “Hoa sen sấy khô – Ecolotus” của Ngô Chí Công (Đồng Tháp), dự án “Tinh dầu hương Đồng Tháp” của Đoàn Ngọc Minh Thuỳ, hay dự án “Đô thị thông minh” của Đỗ Minh Tân (TP.HCM)… đã biết áp dụng các công nghệ cao như điện toán đám mây, Big Data…

Tại buổi phát động cuộc thi, nhiều giảng viên trẻ và sinh viên cho biết, các trường đại học cũng phát động “phong trào khởi nghiệp”, nhưng dự án của sinh viên chỉ dừng lại mức độ “trình diễn”, sau đó “chết trong trứng nước”. Họ kỳ vọng được BSA, các doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm để dự án của họ có cơ hội hoà nhập đời sống xã hội, doanh nghiệp.

Nguồn tin: TGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 138

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 135


Hôm nayHôm nay : 35674

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 590458

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50009092



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach