Tại hội thảo “Tăng cường sự tham gia của các DN nhỏ và vừa vào chuỗi cung ứng lương thực” diễn ra mới đây tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết, tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu sắc, đồng nghĩa với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các DN trong các công đoạn từ sản xuất đến cung cấp dịch vụ ngày càng lớn trong cùng một chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, hiện nay, có rất ít DN nông sản Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo PGS - TS. Vũ Thị Minh - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - thiếu đầu tư về công nghệ là nguyên nhân đầu tiên khiến chất lượng nông sản Việt chưa cao. Đơn cử, nếu so sánh về tỷ trọng hàm lượng công nghệ trong hàng nông sản XK của Việt Nam và Trung Quốc có thể thấy, sau một thập kỷ từ năm 2000 - 2010, tỷ trọng hàng XK nông sản công nghệ cao của Việt Nam chỉ tăng từ 11,1% lên 14,2%. Trong khi đó, tỷ trọng này của Trung Quốc đã tăng từ 21,2% lên 32,2%.
Chưa có thương hiệu mạnh cũng là nguyên nhân khiến giá trị nhiều loại nông sản của ta còn ở mức thấp. Cụ thể, một phần do thiếu thương hiệu, gạo 25% tấm của Việt Nam thường được bán với giá thấp hơn 30-40 USD/tấn so với mặt hàng cùng loại của Thái Lan.
Do đa phần là các DN vừa và nhỏ nên hầu hết DN nông sản Việt bị rơi vào tình trạng thiếu vốn. Trong khi đó, gánh nặng chi phí về thủ tục hành chính, vận tải, cộng với những rủi ro do biến động thời tiết, phụ thuộc nền kinh tế và môi trường, hệ thống mạng lưới truyền thông sản phẩm còn yếu kém… khiến DN ngành này luôn gặp nhiều áp lực.
Giải “bài toán” khó
Đầu năm 2016, một loạt mặt hàng nông sản được chọn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đã trở thành tin vui cho toàn ngành nông nghiệp. Cụ thể, sản phẩm cà phê Starbucks Reserve® Việt Nam Đà Lạt đã được hãng Starbucks đưa vào kinh doanh tại hệ thống toàn cầu. Sản phẩm trứng gà của Công ty CP Thanh niên xung phong (Adeco) đã được Công ty Ajinomoto Việt Nam chọn làm nhà cung cấp để sản xuất nước sốt cho thị trường Việt Nam, Singapore và một số thị trường nước ngoài... Điểm chung của các sản phẩm này là ngoài nguồn nguyên liệu tốt, các DN đã không ngại đầu tư công nghệ để các sản phẩm đạt tiêu chuẩn XK.
Những ví dụ trên cho thấy, các sản phẩm nông sản Việt hoàn toàn có tiềm năng gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu nếu đầu tư thỏa đáng cho đổi mới công nghệ. Đây cũng là khuyến cáo hàng đầu của các chuyên gia khi được hỏi về giải pháp đưa nông sản Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa cũng là vấn đề chưa bao giờ hết “nóng”. Do vậy, hình thành cơ chế đặt hàng nhà nước đối với DN trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu chính là cách duy nhất để các loại nông sản tránh được tình trạng rớt giá, nâng cao sức cạnh tranh.
Bà Nguyễn Hương Trà - chuyên gia tư vấn Trung tâm Phát triển DN nhỏ và vừa: Để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, DN Việt Nam phải tự vận động đi lên bằng cách đầu tư thích đáng cho công nghệ, liên kết nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. |
Nguồn tin: Công Thương
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 111
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 109
Hôm nay : 35079
Tháng hiện tại : 56686
Tổng lượt truy cập : 50485230