17:39 EDT Thứ tư, 18/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Phiên chợ Gò Công Đông: Doanh nghiệp đồng cảm- chia sẻ

Thứ năm - 25/08/2016 06:20
Lần thứ 5 phiên chợ Hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến - Đầu tư – Thương mại và Du lịch tỉnh Tiền Giang tổ chức tại huyện Gò Công Đông từ ngày 22 đến 24/8/2016, là dịp thẩm định khả năng phục hồi mãi lực sau thiên tai.
 
Các xã thuộc Gò Công Đông - nơi nước uống cũng trở nên khó khăn, thiếu thốn - hàng ngàn hecta ruộng lúa bị thiệt hại. 29 doanh nghiệp tham gia phiên chợ đã quyết định giảm giá và tăng các hoạt động khuyến mãi, tăng trị giá quà tặng khuyến học, hỗ trợ người nghèo.
 
Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, vùng ven biển chịu thiên tai trong mùa khô khốc liệt vừa qua, gồm Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Tân Phú Đông có 3.437 ha lúa, cây ăn trái và hoa màu bị thiệt hại do hạn, mặn, với tổng thiệt hại ước gần 90 tỷ đồng. Trong vụ Đông xuân, cây lúa có trên 3.200 ha bị thiệt hại từ 30% trở lên, trong đó có hơn 2.100 ha bị thiệt hại trên 70%, trên 40 ha hoa màu, 93 ha mãng cầu Xiêm và 20 ha nhãn bị chết từ 30 - 70%, bởi khô hạn và nhiễm mặn.

Gia đình ông Lý Thành Sinh, giám đốc Cty CP may thêu Minh Long Hưng, tổ chức cả nhà thăm hỏi các đại lý, tặng quà cho 30 học sinh nghèo hiếu học và tài trợ quà tặng miễn phí cho “Chuyến xe bất ngờ” trong 3 ngày diễn ra phiên chợ. “Minh Long Hưng xem đây là cách thực hiện trách nhiệm với cộng đồng và bà con vùng nông thôn”, ông Sinh cho biết.
 
                                                                           
     
                                                                              
                     Chuyến xe bất ngờ mang nhiều quà tặng miễn phí cho bà con ở Gò Công


Đợt thiên tai vừa rồi, nhà nước phải bơm nước ngọt từ sông Tiền vào cung cấp cho ruộng lúa, đưa nước sạch từ thành phố Mỹ Tho về, mở các vòi nước công cộng cho dân xài. “Cũng may là phiên chợ về dịp này, chứ về lúc đang hạn hán thì tiền đâu bà con mua sắm. Ở Gò Công, người dân thích xài hàng Việt, ghét đồ Trung Quốc lắm”, chị Nguyễn Thị Ái Liên, ở huyện Gò Công Tây đi thăm nhà bà con ở Gò Công Đông, nghe loa phát thanh tới phiên chợ Hàng Việt về nông thôn mua sắm.
 
Chị Huỳnh Thị Bích Thủy, phụ trách bán hàng của Công ty cổ phần Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo đồng cảm nói: Tại phiên chợ này, buổi tối mới có khách tham quan, người dân chọn sản phẩm tiện dụng, giá mềm, bao giờ chúng tôi cũng kèm quà tặng.
 
Anh Đặng Công Minh, Giám đốc công ty khăn Parvati cho biết, dù phải tính toán lại chi phí, tính hiệu quả vì tình hình chung của doanh nghiệp rất khó khăn nhưng Parvati tiếp tục củng cố thị trường nông thôn thông qua các phiên chợ. Doanh nghiệp mong muốn công tác truyền thông trước mỗi phiên chợ được đẩy mạnh hơn, vì nếu chỉ đi trước một ngày, nếu chỉ phát tờ rơi ở các khu vực gần gần mặt bằng tổ chức phiên chợ thì những người ở vùng sâu, vùng xa sẽ khó biết được”. 



Người phụ trách hoạt động tiếp cận khách hàng tại phiên chợ của công ty nhôm Kim Hằng, anh Nguyễn Hữu Phúc, coi trọng việc khảo sát mặt bằng, sức mua trước, đánh giá cả hai tình huống: bán vèo vèo và yên ắng, nhưng theo anh doanh nghiệp phải đổi mới sản phẩm (tiện dụng hơn, giá cạnh tranh) để lôi cuốn khách hàng tới với mình. Đi phiên chợ, doanh nghiệp vừa làm công tác quảng bá, tạo hình ảnh cho mình và cho các đại lý, vừa chăm sóc khách hàng.
 
Chị Út Lanh, ở thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Tây đã chai gót chân bươn chải nói mấy cô ở Cty Mỹ phẩm Thảo Dược tư vấn, xài sản phẩm làm hồng gót chân, thú thiệt: “Hồi nào giờ tui mới biết tới sản phẩm này luôn đó. Nghèo gì nghèo chứ cũng mua 2-3 chai về cho chòm xóm biết”.
 Xứ Gò nghèo khó thấy thương, mua món gì cũng chỉ để đủ xài, thứ gì cũng nghĩ tới chòm xóm, thứ gì thì trong suy tính của người mua cũng bắt đầu từ câu hỏi: Không mua rồi mai mốt có tiếc vì tìm hoài không thấy ở chợ huyện không?
 


Chi Út Lanh bất ngờ với sản phẩm làm hồng gót chân



Mua nước chấm gia vị ở phiên chợ



Ông Lý Thành Sinh, công ty Minh Long Hưng trao quà cho học sinh nghèo hiếu học



Phụ huynh mua bàn học cho con vào mùa tựu trường



Sản phẩm Minh Long Hưng vẫn bán chạy. Ảnh Hoàng Lan

“Chợ huyện là cái sàn hàng hóa hiện hữu, hàng Việt về nông thôn, nếu có sản phẩm mới, chương trình mới vẫn bán được, có khi người mua hỏi mình tại sao không làm cái này, cái kia? Đó là gợi ý vàng ngọc cho mình”, ông Lý Thành Sinh nói. Ông Sinh đã quyết định gởi quà tặng cho cả lớp mẫu giáo 190 em ở một xã thuộc Gò Công Tây trong chuyến tìm hiểu thực tế của gia đình ông.
 
Không chỉ tham gia bán hàng, giới thiệu sản phẩm, các doanh nghiệp như Tâm Lan, Qui Phúc, Duy Tân, Tý Liên, Lix, Bidrico, Minh Long Hưng, Cholimex đã dành nhiều phần quà ý nghĩa cho 30 em học sinh nghèo, hiếu học và 30 hộ gia đình khó khăn.
 
Bài, ảnh: Ngọc Bích

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 161

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 160


Hôm nayHôm nay : 35674

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 592622

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50011256



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach