Người dân ở nông thôn rất tin tưởng vào các mối quan hệ quen biết với nhau, họ rất tin vào những lời giới thiệu mua sản phẩm từ người quen biết hay cửa hàng bán lẻ thân thiết.
Do vậy, việc phát triển kênh đại lý thông qua những cửa hàng kinh doanh lâu năm là một lợi thế.
“Với người nông thôn miền Tây, thương hiệu cá nhân, uy tín của đại lý, sự thân thuộc của các cửa hàng địa phương là vô cùng quan trọng”, ông Thành cho biết.
Đặc thù kinh doanh ở miền Tây còn dựa trên các mối quan hệ kinh doanh hay tình cảm kinh doanh, quen biết lâu năm.
“Do đó, để doanh nghiệp có thể chen chân đưa một sản phẩm hoàn toàn mới vào hệ thống các cửa hàng địa phương, ngoài việc có một sản phẩm đủ tốt để cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, còn cần phải tạo uy tín, niềm tin cho người tiêu dùng, mối quan hệ thân thiện với những nhà bán lẻ, hệ thống chính quyền và cũng như người dân địa phương”.
Mặt khác, ông Thành cho rằng, kiến thức về sản phẩm của những nhà bán lẻ tại địa phương thường tốt. Họ sẽ là đội ngũ kiểm tra chất lượng thay cho người tiêu dùng cực kỳ hiệu quả.
“Doanh nghiệp phải thuyết phục được đại lý phân phối tin tưởng vào tính năng, chất lượng sản phẩm, phải đem đến cho họ và người tiêu dùng chính sách bán hàng hấp dẫn, giá cả cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi chu đáo không thua kém bất kỳ doanh nghiệp nào đang bán sản phẩm cùng loại tại địa phương đó”.
Theo xu thế phát triển, hệ thống chuỗi siêu thị và trung tâm thương mại… đã phát triển ở thị trường nông thôn khá mạnh. Một số lượng không nhỏ người tiêu dùng cũng bắt đầu mua sắm ở đó.
“Nhưng họ vẫn có thói quen lựa chọn những thương hiệu quen dùng hay đã từng được tư vấn giới thiệu ở các cửa hàng kinh doanh lâu năm tại địa phương”. Ông Thành cho biết.
Riêng trong ngành nệm của mình, ông Thành cho rằng, việc tham gia triển lãm ngành nệm hay các mặt hàng tiêu dùng khác sẽ là cơ hội tiếp cận trực tiếp giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng.
Đối với những sản phẩm đã tồn tại nhiều năm trên thị trường, đó chính là dịp để giới thiệu sản phẩm mới với những tính năng mới. Đồng thời đó còn là những cơ hội để nắm bắt thông tin phản hồi về sản phẩm trong thời gian qua.
Bởi vậy có một số công ty có nhiều thương hiệu sản phẩm khi một đợt triển lãm nào đó tập trung giới thiệu một dòng sản phẩm mới. Khi một khách hàng tham quan, được tư vấn giới thiệu nhưng anh này vẫn nói tôi dùng quen với sản phẩm thương hiệu kia rồi, lúc đó doanh nghiệp và người tiêu dùng mới vỡ lẽ ra là trước đây khách hàng này đã và đang dùng một dòng sản phẩm của chính doanh nghiệm mình.
Theo chuyên gia về xây dựng, quản lý kênh phân phối, ông Tiền Gia Trí, vào thị trường nông thôn miền Tây doanh nghiệp cần:
Ngành nệm không sợ cạnh tranh
Thời điểm hiện nay, theo ông Thành, Việt Nam có chưa đến 10 doanh nghiệp sản xuất nệm cao su thiên nhiên.
“Trong gần 10 doanh nghiệp nệm cao su, có khoản 6 thương hiệu được biết đến nhiều trên thị trường. Nhưng phân nữa số đó mới xuất hiện trong thời gian vài năm gần đây”.
Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất nệm cao su lâu năm tại Việt Nam đang có những hướng mở rộng, tiến mạnh hơn trên thị trường quốc tế. Bởi theo xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam và các nước trong khu vực, nệm cao su thiên nhiên vẫn là dòng sản phẩm được ưa chuộng, đặc biệt là tại các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản…
“Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoại về nệm cao su cũng như các mặt hàng nệm là không nhiều trên thị trường nội địa, mà cạnh tranh gay gắt chủ yếu là thị trường quốc tế”.
“Nhưng không có nghĩa là, thời gian tới doanh nghiệp nệm Việt Nam sẽ không chịu áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi hiện nay, xuất hiện nhiều nhà bán lẻ chuyên về nệm và các hệ thống siêu thị ở Việt Nam được các tập đoàn nước ngoài mua lại, họ sẽ phát triển dần các sản phẩm nệm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam”, ông Thành nói.
Nguồn tin: BSA
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 162
•Máy chủ tìm kiếm : 3
•Khách viếng thăm : 159
Hôm nay : 6763
Tháng hiện tại : 631466
Tổng lượt truy cập : 50050100