Theo bà Bùi Thị Thanh Tâm – Tổng Giám đốc TCty lương thực Miền Bắc, trước đây, xuất khẩu gạo theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc dễ dàng hơn nhiều nên gạo được xuất sang Trung Quốc với số lượng rất lớn. Tuy nhiên, năm nay rất khó khăn, vì chính sách nhập khẩu của Trung Quốc có sự thay đổi lớn, họ chuyển hướng sang nhập gạo từ Campuchia, Thái Lan, Myanmar”. Cũng theo bà Bùi Thị Thanh Tâm, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi cũng vấp phải sự cạnh tranh của Thái Lan do nước này có nguồn cung gạo đa dạng với số lượng dồi dào, từ phẩm cấp thấp tới cấp cao. Mặt khác, Thái Lan có lợi thế đáng kể là chi phí vận chuyển rẻ hơn Việt Nam. Điều này đã khiến các DN xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều rào cản.
Ngoài vấn đề chi phí vận chuyển cao làm giảm sức cạnh tranh về giá thành, một thực tế không thể né tránh là gạo Việt Nam có chất lượng chưa thực sự đồng đều, khiến số lượng xuất khẩu không bền vững. Thậm chí, nếu nhìn rộng ra một cách toàn diện, thì cần phải thừa nhận rằng, do không kiểm soát được chất lượng nên xuất khẩu nông sản của Việt Nam ở một số thị trường đang suy giảm mạnh và phải chịu sức ép trước đối thủ cạnh tranh là Thái Lan. Ông Huỳnh thế Năng – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tỏ ra sốt ruột: “Từ năm 2013 tới nay, chúng ta không xuất khẩu được gạo sang Nhật Bản. Năm 2014 xuất sang Mỹ được 70.000 tấn gạo chất lượng cao, Thái Lan bán được 400.000 tấn. Tuy nhiên, đến năm 2015, Thái Lan bán được trên 400.000 tấn thì Việt Nam chỉ xuất được 44.000 tấn. Xuất sang EU thì giảm dần từ 24.000 tấn xuống còn 20.000 tấn năm 2014; 18.000 tấn năm 2015 và sẽ giảm nữa”.
Mặc dù thị trường Trung Quốc không quá khắt khe, nhưng một thực tế là xuất khẩu gạo theo đường tiểu ngạch sang nước này đang chậm lại, một phần bởi nguyen do chưa có công ty khử trùng, giám định gạo nào của Việt Nam được phía Trung Quốc công nhận, khiến việc xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn. Theo đề xuất của ông Huỳnh Thế Năng và bà Bùi Thị Thanh Tâm, Bộ NNPTNT cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, can thiệp để khơi thông những rào cản đang gây ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo. Đặc biệt, Chính phủ cần hỗ trợ để các DN có thể giảm giá thành sản phẩm xuống thấp, tăng thêm sức cạnh tranh cho xuất khẩu gạo nói riêng và các mặt hàng nông sản Việt Nam nói chung.
Mặt khác, Bộ NNPTNT cũng cần có những biện pháp trực tiếp và căn cơ để giúp các DN xuất khẩu. “Đề nghị Bộ NNPTNT giúp đỡ kinh phí để các chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam kiểm tra, công nhận cho các công ty Việt Nam có đủ tiềm lực xuất khẩu sang Trung Quốc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”- ông Huỳnh Thế Năng đề nghị.
Nguồn tin: Báo Lao Động
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 264
•Máy chủ tìm kiếm : 3
•Khách viếng thăm : 261
Hôm nay : 71912
Tháng hiện tại : 477463
Tổng lượt truy cập : 52589139