Trên thực tế, chương trình đối tác công tư không chỉ đơn giản là cơ chế cấp kinh phí của Nhà nước, điều quan trọng, thông qua cơ chế này có thể khai thác tối đa các thế mạnh về đầu tư, sản xuất, quản lý, khả năng sáng tạo của khu vực tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển hạ tầng thương mại ở nông thôn. Thảo luận về các chính sách cho hàng Việt phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập, nhiều ý kiến cho rằng cần thêm nhiều các giải pháp cho hàng Việt cũng như bảo vệ quyền lợi cho các thương hiệu Việt Nam. Nhanh chóng xây dựng cơ chế bảo hộ hàng trong nước, thông qua việc xây dựng hạn ngạch thuế đối với hàng nhập khẩu, xem xét và nghiên cứu các điều khoản để đảm bảo tính khả thi cho hàng hóa trong nước khi ký kết các hiệp định thương mại. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế bán hàng tại các kênh phân phối hiện đại dành riêng cho hàng nội. Nâng cao trách nhiệm của các kênh phân phối đối với hàng nội có chất lượng cao qua các chính sách ưu đãi, các chương trình hành động có mục tiêu xuyên suốt. Đã đến lúc cần sự tham gia sâu sát của các bộ, ngành liên quan trong việc kết nối cung cầu hàng hóa.
Tại hội thảo, đa phần các ý kiến thống nhất, chủ điểm của các chính sách ưu đãi nên hướng vào việc hỗ trợ, thúc đẩy mạng lưới phân phối và cần được triển khai gấp rút để tạo cơ hội cho hàng Việt đứng vững trên sân nhà, là “bệ đỡ” cho sản xuất trong nước phát triển.
Nguồn tin: SGGP
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn