Bà
Phạm
Khánh
Phong
Lan,
Trưởng
ban
Ban
Quản
lý
An
toàn
Thực
phẩm
Tp.
Hồ
Chí
Minh
cho
biết,
khảo
sát
thực
tế
cho
thấy
việc
quản
lý
và
xử
lý
hành
vi
vi
phạm
an
toàn
vệ
sinh
thực
phẩm
đang
có
sự
chồng
chép
giữa
nhiều
cơ
quan
chức
năng
đã
tạo
kẽ
hở
cho
thực
phẩm
kém
chất
lượng
kinh
doanh
phổ
biến
trên
thị
trường.
Đơn
cử,
đối
với
mặt
hàng
nông
sản
trồng
trọt
trên
đồng
ruộng
do
Bộ
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
quản
lý;
nhưng
khi
sản
phẩm
phân
phối
ra
thị
trường
thì
thuộc
Bộ
Công
Thương
quản
lý;
đồng
thời
sản
phẩm
lên
bàn
ăn
lại
do
Bộ
Y
tế
quản
lý.
Việc
quản
lý
sản
xuất
kinh
doanh
và
chất
lượng
sản
phẩm
liên
quan
nhưng
chưa
có
sự
liên
thông,
liên
kết,
nên
dẫn
tồn
tại
nhiều
bất
cập.
Mặt
khác,
thói
quen
người
tiêu
dùng
cũng
ảnh
hưởng
lớn
đến
vấn
đề
quản
lý
sản
xuất
kinh
doanh
thực
phẩm
và
đảm
bảo
các
quy
định
pháp
luật
trong
lĩnh
vực
này.
Đó
là
hiện
nay
người
tiêu
dùng
vẫn
mua
sắm
thực
phẩm
ở
kênh
truyền
thống,
chợ
tạm,
quán
cóc,
hàng
rong...
Trong
khi
mạng
lưới
bán
lẻ
của
kênh
phân
phối
hiện
đại
chỉ
mới
chiếm
khảong
20%
thị
phần,
nên
chưa
đủ
đáp
ứng
nhu
cầu
tiêu
dùng
của
người
dân.
Dẫn
chứng
cụ
thể,
ông
Phạm
Thái
Bình,
Giám
đốc
Công
ty
cổ
phần
Nông
nghiệp
công
nghệ
cao
Trung
An,
Thành
phố
Cần
Thơ,
cho
rằng,
một
trong
những
nguyên
nhân
thực
phẩm
kém
chất
lượng
tràn
lan
trên
thị
trường
là
do
tâm
lý
người
tiêu
dùng
muốn
sử
dụng
sản
phẩm
chất
lượng
nhưng
ngại
chi
nhiều
tiền
để
mua
sắm.
Điều
này,
không
chỉ
khiến
người
sản
xuất
kinh
doanh
sản
phẩm
đạt
tiêu
chuẩn
khó
tồn
tại,
mà
còn
làm
xuất
hiện
những
đơn
vị
sản
xuất
kinh
doanh
quản
cáo,
tiếp
thị
không
trung
thực.
Ghi
nhận
tại
thị
trường
Tp.
Hồ
Chí
Minh,
có
hàng
ngàn
địa
điểm
kinh
doanh,
phân
phối
thực
phẩm
sạch
và
treo
biển
thực
phẩm
an
toàn,
nhưng
không
có
cơ
sở
để
kiểm
tra,
giám
sát
và
kiểm
chứng
sản
phẩm
có
đạt
chứng
nhận
an
toàn
thực
phẩm
hay
không.
Tình
trạng
loạn
cửa
hàng,
đơn
vị
kinh
doanh
thực
phẩm
sạch,
thực
phẩm
an
toàn,
không
chỉ
diễn
ra
ở
những
mặt
hàng
thiết
yếu
như
gạo,
rau
củ,
quả...
mà
ngày
càng
lan
rộng
ra
nhiều
sản
phẩm
khác.
Để
định
hướng
xây
dựng
chuỗi
cung
ứng
thực
phẩm
an
toàn
cho
thị
trường
nội
địa,
hướng
đến
xuất
khẩu,
Tp.
Hồ
Chí
Minh
đã
và
đang
triển
khai
nhiều
chương
trình
hành
động
thiết
thực.
Tuy
nhiên,
cần
có
sự
tham
gia
và
góp
sức
của
hiệp
hội
ngành
nghề,
doanh
nghiệp,
nông
dân...
để
triển
khai
quy
trình
sản
xuất
kinh
doanh
thực
phẩm
theo
quy
định
của
pháp
luật,
phù
hợp
với
thông
lệ
quốc
tế;
trong
đó,
cần
thiết
phải
có
sự
phối
hợp
chặt
chẽ
với
các
địa
phương
khác
trong
việc
cung
ứng,
tạo
nguồn
cung
ứng
thực
phẩm
cho
Tp.
Hồ
Chí
Minh
không
chỉ
về
số
lượng
mà
cả
về
chất
lượng
và
đảm
bảo
an
toàn
thực
phẩm.
Bà
Vũ
Kim
Hạnh,
Chủ
tịch
Hội
Doanh
nghiệp
hàng
Việt
Nam
chất
lượng
cao
cho
hay,
kinh
nghiệm
từ
nhiều
quốc
gia
trong
khu
vực
và
trên
thế
giới,
ngoài
việc
doanh
nghiệp
và
người
nông
dân
chủ
động
đầu
tư
sản
xuất
kinh
doanh
và
nâng
cao
chất
lượng
sản
phẩm,
cần
có
vai
trò
hỗ
trợ
của
cơ
quan
chức
năng,
hiệp
hội
ngành
hàng
và
nhà
khoa
học.
Từ
đó,
mới
giúp
doanh
nghiệp
và
người
nông
dân
tiết
kiệm
chi
phí
sản
xuất
kinh
doanh
và
chứng
nhận
sản
phẩm
an
toàn,
đạt
tiêu
chuẩn
chất
lượng,
giảm
thiểu
rủi
ro
khi
đưa
hàng
hóa
ra
thị
trường
và
xuất
khẩu.
Theo
đó,
tại
hội
thảo,
Ban
Quản
lý
An
toàn
thực
phẩm
Tp.
Hồ
Chí
Minh,
Sở
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
tỉnh
Bến
Tre,
Công
ty
cổ
phần
Vinamit
và
Hội
Doanh
nghiệp
hàng
Việt
Nam
chất
lượng
cao
đã
ký
kết
biên
bản
ghi
nhớ
hợp
tác
và
cam
kết
mạnh
mẽ
trong
liên
kết
xây
dựng
chuỗi
thực
phẩm
an
toàn.
Bên
cạnh
đó,
Hội
Doanh
nghiệp
hàng
Việt
Nam
chất
lượng
cao
trao
Chứng
nhận
"Hàng
Việt
Nam
chất
lượng
cao
chuẩn
hội
nhập"
cho
4
doanh
nghiệp
gồm:
Công
ty
cổ
phần
Rau
quả,
thực
phẩm
An
Giang,
Công
ty
Trách
nhiệm
hữu
hạn
Đà
Lạt
Gap,
Công
ty
cổ
phần
Lai
Phú,
Công
ty
cổ
phần
Chế
biến
thuỷ
sản
Liên
Thành./.
Nguồn tin: TTXVN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 93
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 91
Hôm nay : 5181
Tháng hiện tại : 629884
Tổng lượt truy cập : 50048518