Việc góp thêm vốn này có thể thực hiện thành nhiều đợt, chậm nhất là vào ngày 31/12/2017. HĐQT Masan đã ủy quyền cho ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện pháp luật của Masan quyết định số vốn góp tăng cụ thể, thời điểm góp vốn và các vấn đề liên quan.
Masan Horizon là công ty con sở hữu trực tiếp bởi Tập đoàn Masan (nắm 99,9% vốn), được thành lập từ năm 2010. Công ty hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý đầu tư. Masan Horizon được thành lập nhằm tiếp quản lại mỏ Núi Pháo khi Masan mua lại dự án này từ Dragon Capital.
Cuối năm 2016, Masan Horizon đã quyết định chào mua công khai hơn 180 triệu cổ phiếu cổ phiếu tương đương 25,05% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Tài nguyên Masan (UpCOM: MSR) từ cổ đông MRC Ltd.
Mục tiêu của Masan Horizon lúc đó là muốn nâng sở hữu tại Masan Ressources lên 703,54 triệu cổ phiếu, tương đương 97,79% vốn điều lệ và nắm 100% tổng số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đang khai thác quặng vonfram Núi Pháo này.
Đến thời điểm cuối 2016, Masan Horizon đã nắm gần 675 triệu cổ phiếu MSR, tương đương tỷ lệ sở hữu 95,9% vốn điều lệ Masan Ressources.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm, Masan Resources đạt tăng trưởng doanh thu thuần 47% nhờ vào việc cải thiện hiệu suất và giá các sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận thuần sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm 10%.
Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Masan cũng không mấy tích cực, doanh thu thuần trong 6 tháng 2017 đạt 18.019 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 455 tỷ đồng, giảm lần lượt 6% và 56%.
Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MSN đang bứt tốc với mức tăng 28% kể từ đầu tháng 8. Cổ phiếu MSN đang có giá trên 53.000 đồng/cổ phiếu.
Theo Trí thức trẻ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 233
•Máy chủ tìm kiếm : 6
•Khách viếng thăm : 227
Hôm nay : 31523
Tháng hiện tại : 53130
Tổng lượt truy cập : 50481674