17:09 +07 Thứ năm, 19/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Hàng hoá - Thị trường

Ngành điều từ vị thế vua thành ăn mày!

Thứ hai - 16/07/2018 14:28
Câu chuyện ngành điều, từ vị thế cung cấp số một ra thế giới, đứng tốp đầu kim ngạch xuất khẩu nông thuỷ sản Việt Nam, nhưng chỉ vì cách làm ăn chụp giựt, thiếu chuyên nghiệp, bài bản, thiếu tính đoàn kết, nên mau chóng suy sụp…
Cuối tuần qua các doanh nghiệp làm điều phải có buổi họp cầu khẩn ngân hàng trợ gói tín dụng khoảng 800 triệu USD, giải cứu hơn 500.000 tấn điều thô nhập khẩu còn mắc kẹt ở kho ngoại quan. Số nguyên liệu này được doanh nghiệp nhập về chế biến, xuất khẩu, nhưng không có tiền thanh toán nên phải để lại cảng nhiều tháng nay… Tình trạng này, dẫn đến hệ luỵ hàng loạt nhà máy, cơ sở không có nguyên liệu làm. Do đó, hiện có khoảng 80% ngưng hoạt động (một phần do giá xuất khẩu giảm), số còn lại phải sản xuất cầm chừng, có công ty rơi vào thua lỗ, phá sản.




Cách đây hai ba năm, ít ai ngờ ngành điều mang về kim ngạch xuất khẩu 3,3 – 3,5 tỷ USD, chỉ đứng sau thuỷ sản, lại có tình cảnh bi đát như hiện nay. Vì thiếu vốn, thời gian qua hàng trăm nhà máy điều tìm mọi cách để tồn tại: cạnh tranh bán phá giá, xù hợp đồng, nói xấu lẫn nhau… Theo thống kê của hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), giá xuất khẩu nhân điều sáu tháng đầu năm 2018 của Việt Nam rơi xuống mức thấp nhất thế giới. Nhiều doanh nghiệp vì cần xoay vòng vốn nhanh đã quyết định bán phá giá, chỉ còn ở mức 4,15 – 4,2 USD/pound, so với mức cùng kỳ năm 2017 là 5,2 USD/pound. Trong khi ngưỡng chịu đựng hoà vốn là 4,3 USD. Trước thực trạng này, ông Hồ Ngọc Cầm, giám đốc công ty TNHH xuất nhập khẩu nông lâm sản Phương Minh (Bình Phước) thừa nhận, do kẹt vốn nên doanh nghiệp điều luôn ở thế bị động, dù bán lỗ nhưng gắng chịu đựng để tránh vỡ nợ.


Thực tế, thiếu vốn chỉ là một nguyên nhân, vấn đề chính của ngành điều là phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.Liên tục hơn mười năm gần đây, Việt Nam duy trì vị trí độc tôn cung cấp điều nhân ra thế giới, nhưng chúng ta chỉ là “nhà gia công hạt điều”, chứ không tự chủ động nguyên liệu. Do tình hình sản xuất điều trong nước kém cỏi nên trung bình mỗi năm, doanh nghiệp phải bỏ hàng tỷ USD nhập nguyên liệu. Chẳng hạn, năm 2016, doanh nghiệp sử dụng 1,5 triệu tấn nguyên liệu chế biến, thì có đến hơn 2/3 phải nhập khẩu. Còn sáu tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất khẩu được 176.000 tấn điều nhân, trị giá 1,7 tỉ USD, nhưng cũng phải bỏ ra tới 1,15 tỷ USD để nhập 537.000 tấn nguyên liệu.


Theo ông Cầm, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu nguyên liệu điều lớn nhất thế giới (nhập đa phần từ châu Phi), nhưng chúng ta không quyết định được giá bán, lẫn giá nhập.Lấy dẫn chứng từ việc nhập nguyên liệu, ông Cầm nói vài năm trước do làm điều có lãi nên doanh nghiệp ồ ạt mở cơ sở, xây thêm nhà máy, dẫn đến tình trạng dư công suất.Việc đầu tư quá nhiều vào nhà máy còn khiến doanh nghiệp hụt vốn lưu động, nay, để có nguyên liệu làm, duy trì công suất thì buộc phải tranh nhau mua, và kết quả là bị người bán ép giá.Ở chiều ngược lại, khi chế biến ra nhân điều xuất khẩu, cũng vì kẹt tiền, muốn có tiền nhanh đáo hạn ngân hàng họ lại phải bán rẻ, phải cạnh tranh phá giá.


“Chúng ta không thể tận dụng được vị thế số một của người mua, người bán. Khâu nào cũng bị động, dẫn đến chịu trận cho khách hàng ép giá!”, ông Cầm cho hay.  


Theo Bảo Anh - TGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 160

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 30192

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 614408

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50033042



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach