Dù
vậy,
theo
khảo
sát
của
Nielsen
Việt
Nam,
mức
độ
lạc
quan
của
người
tiêu
dùng
và
nhà
bán
lẻ
vẫn
được
duy
trì,
tốc
độ
tăng
trưởng
tiêu
dùng
vẫn
ở
mức
cao,
tốc
độ
phát
triển
riêng
cho
ngành
hàng
tiêu
dùng
nhanh
(FMCG)
tại
6
thành
phố
chính
đang
có
xu
hướng
tích
cực.
Trình
bày
báo
cáo
tại
hội
thảo
“Giải
pháp
tăng
doanh
số
bán
hàng
xuất
khẩu
và
nội
địa
trong
mùa
kinh
doanh
cuối
năm”
do
Trung
tâm
nghiên
cứu
kinh
doanh
và
hỗ
trợ
doanh
nghiệp
(BSA)
tổ
chức,
Nielsen
lưu
ý
các
doanh
nghiệp
sản
xuất
là
Tết
Nguyên
đán
2017
đến
vào
tháng
1,
sớm
hơn
so
với
các
năm
2016
và
2015,
nên
các
doanh
nghiệp
cần
đẩy
mạnh
sản
xuất
sớm
hơn,
chứ
không
chỉ
từ
tháng
11
như
mọi
năm.
Kinh
nghiệm
cho
thấy,
Tết
Nguyên
đán
2014
cũng
đến
vào
tháng
1,
các
nhà
sản
xuất
chậm
trễ
nên
tỷ
lệ
hàng
tồn
kho
lớn.
Trong các ngành hàng cao điểm cho mùa tết là bia, nước giải khát, thuốc lá, cà phê, bánh kẹo, thực phẩm thì Nielsen cũng lưu ý các doanh nghiệp và nhà bán lẻ là người tiêu dùng bắt đầu trữ hàng bia rượu, nước giải khát và bánh kẹo sớm nhất, bắt đầu từ tuần 8 đến tuần 5 trước tết. Ý định trữ hàng tết của người miền Bắc và miền Trung sớm hơn miền Nam.
Theo khảo sát từ những người bán lẻ của Nielsen, họ mong muốn được các nhà sản xuất hỗ trợ bán hàng nhiều hơn trong dịp tết: 65% muốn nhà sản xuất khuyến mãi cho người tiêu dùng, 42% muốn có chế độ trả hàng hoàn tiền tốt hơn, 38% muốn trả chậm, 31% muốn cung cấp các vật dụng hỗ trợ bán hàng như quầy kệ, hàng mẫu...
Theo Nielsen, xu hướng bình ổn giá sẽ tiếp tục trong thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán 2017.
Nguồn tin: TBKTSG Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 98
•Máy chủ tìm kiếm : 4
•Khách viếng thăm : 94
Hôm nay : 5853
Tháng hiện tại : 630556
Tổng lượt truy cập : 50049190