TS Watcharas Leelawath, giám đốc điều hành MI cho rằng, ở nhiều quốc gia, việc lạm dụng phân bón hoá học khiến thức ăn chứa nhiều kim loại nặng, thuốc trừ sâu, kháng sinh hay thuốc tăng trưởng… đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Trong khoá học này, ngoài việc được các chuyên gia chia sẻ những thông tin về an toàn thực phẩm, học viên còn được đến những ngôi chợ kiểu mẫu, trang trại sản xuất để tìm hiểu về các loại thực phẩm sạch, trong đó chính là những loại rau.
“Mỗi bó rau 200g, tôi bán 10 baht (tương đương 7.000 đồng Việt Nam), dù giàu hay nghèo đều có thể mua được”, bà Muay, tiểu thương ở ngôi chợ sinh viên thuộc trường ĐH Khon Kaen, cho biết. Mỗi ngày, từ 6 giờ sáng đến 19 giờ, bà Muay bán khoảng 20 – 50kg rau các loại, với nguồn rau từ các nông trại lân cận trồng theo chuẩn ThaiGAP.
Ông Montree Tanaree, trang trại Suan Salad Chandao (cũng thuộc tỉnh Khon Kaen) có trang trại với diện tích 1,1ha, trồng hơn 20 loại rau ăn lá, rau củ quả… đã được cấp chứng nhận GAP cho biết: mỗi ngày, trang trại của ông cung cấp ra thị trường hơn 1 tấn cà chua, đậu đũa, bắp cải, rau dền, đậu bắp, hành, ngò… Ở Khon Kaen, diện tích trung bình của mỗi nông hộ gần 1ha. Với quy trình canh tác hiện đại và an toàn, họ có thể trở thành nhà cung cấp rau sạch cho các siêu thị lớn như: Tesco Lotus, Big C, Top Market, các chợ truyền thống và cả chợ sinh viên ở Khon Kaen.
Ông Tanaree nói: “Sản xuất ở Thái khó đạt chứng nhận GAP, nhưng khi đạt rồi, hàng hoá rất dễ bán, lợi nhuận bình quân khoảng 10 – 25%. “Sản lượng không đủ cung, tôi phải liên kết thêm với các trang trại khác ở cách đây 30km”, Montree Tanaree nói tiếp: “Chúng tôi được dạy rằng, sản xuất sạch trước hết là cho mình và cho cộng đồng. Mọi người phải ý thức về điều đó”. Bà Pui thường mua một số loại rau đạt chứng nhận GAP ở Big C, nói: “Ở trường, con gái tôi được dạy phải dùng thực phẩm sạch, nên nó rất thích ăn rau trong siêu thị này (giá 60.000 – 70.000 đồng/kg rau trộn).
Nhiều chủ trang trại như Suan Salad Chandao mở cửa cho các học sinh tiểu học, trung học và sinh viên đại học tới thực hành. Còn ông chủ trang trại Montree Tanaree xem đó là việc làm cần thiết để giúp người dân ở Thái hiểu giá trị của thực phẩm an toàn.
Bà Napaporn Rattanametta, đại diện hệ thống thực phẩm nông nghiệp bền vững ASEAN (ASEAN SAS) của cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tại Thái Lan, nhận xét: “Rất nhiều nước trong đó có Thái Lan bắt đầu quan tâm đến an toàn thực phẩm xuất khẩu và nhập khẩu. Chính phủ Thái Lan hỗ trợ nông dân tăng sản lượng, cải tiến chất lượng, tăng tính hiệu quả và tính cạnh tranh, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hợp tác với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, siêu thị cùng tham gia chương trình này, vì chúng tôi xem đây là công việc chung.Từ doanh nghiệp cung cấp vật tư, nông dân sản xuất, thu mua, vận chuyển, cho đến siêu thị bán lẻ đều là những mắt xích quan trọng”, bà Napaporn Rattanametta nhấn mạnh.
bài, ảnh Ngọc Bích (theo TGTT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 112
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 110
Hôm nay : 5298
Tháng hiện tại : 630001
Tổng lượt truy cập : 50048635