Dịch
Covid-19
như
cách
để
thử
sức
sáng
tạo
của
doanh
nghiệp.
Hãng
xưởng
nhỏ
lớn
đến
đâu,
không
thể
ngồi
chờ
sung
rụng,
phải
chủ
động
hơn,
đương
đầu
với
dịch
bằng
sự
sáng
tạo
để
tự
cứu
lấy
mình.
Chờ
dài
cổ
“Thử
thách
tới
mức
sống
còn
như
vậy
là
quá
ác!
Thực
ra
doanh
nghiệp
vừa
và
nhỏ
đã
chịu
hết
xiết
rồi,
dịch
còn
làm
tê
liệt
cả
hệ
thống
nên
cố
gắng
sản
xuất
mà
không
thể
mua
bán
được
thì
không
chóng
thì
chày,
không
chết
kiểu
này
cũng
sẽ
chết
kiểu
khác”,
anh
Đinh
Công
Minh
Thông,
người
điều
hành
hệ
thống
DG
Foods
ở
Cần
Thơ
nói.
Hai
năm
liền,
DG
Foods
tìm
đủ
mọi
cách
tăng
công
suất,
thay
đổi
thiết
bị,
cập
nhật
tình
hình
thị
trường,
tìm
kiếm
bạn
hàng.
Ông
chủ
trẻ
nói
tìm
đường
sống,
chứ
chờ
sung
thì
có
lẽ
mình
sẽ
rụng
trước.
Mất
một
năm
mới
đạt
được
thỏa
thuận
với
Circle
K
và
mất
khá
nhiều
thời
gian
tất
toán
thủ
tục
“chua
như
giấm”
để
nhận
30%
tài
trợ
đổi
mới
thiết
bị.
Phao
cứu
sinh
62.000
tỷ
đồng
hỗ
trợ
doanh
nghiệp
và
người
lao
động
chờ
hoài
không
thấy.
Có
lẽ
vì
DG
food
quá
bé
nên
khó
nhìn
thấy,
Thông
nói.
Hiện
nay,
DG
Foods
thay
đổi
nhiều,
thay
vì
chỉ
lo
sản
xuất
và
phân
phối
như
trước
đây;
nay
phải
lo
PR
phát
triển
nhãn
hiệu,
tuyển
các
bạn
trẻ
vào
xây
dụng
hình
ảnh,
rồi
fanpage
và
website;
tìm
cơ
hội
phát
triển
thương
mại
điện
tử,
tăng
khả
năng
nhận
diện
thương
hiệu,
mở
thêm
kênh
phân
phối…
”Túm
lại”
là
dịch
bệnh
kiểu
này,
phải
tự
lực
cánh
sinh,
bán
hàng
lượm
bạc
cắc,
duy
trì
công
việc
cho
anh
em
gắn
bó
lâu
nay
đủ
sống
qua
ngày.
Lâu
dài,
lo
lắng
nhất
vẫn
là
dịch
bệnh
kéo
dài
thì
doanh
nghiệp
làm
sao
duy
trì
công
ăn
việc
làm
của
mọi
người,
làm
sao
không
đứt
vốn
trước
khi
thị
trường
phục
hồi
trở
lại.
Vay
vốn
ngân
hàng
thấy
dễ
chứ
rất
khó,
theo
anh
Thông.
Người
bên
đông,
sung
bên
đoài
“Ông
Sáu
‘Xích
lô’
lúc
đương
nhiệm
Bí
thư
tỉnh
ủy
Đồng
Tháp
hay
mua
mắm
làm
món
đặc
sản
đãi
khách,
khoái
tụi
tui
nói
‘anh
qua
Đồng
Tháp
đi,
tỉnh
hỗ
trợ’.
Thực
ra,
tui
có
thiết
bị
mà
không
có
điện
3
pha,
tính
làm
điện
mặt
trời.
Mấy
anh
em
khảo
sát
nói
thà
anh
xài
điện
nông
thôn
chứ
điện
mặt
trời
giá
cao
lắm.
Doanh
nghiệp
nhỏ
nhưng
cũng
phải
có
điện
đúng
công
suất
máy
móc,
cũng
phải
có
công
nghệ
phù
hợp…
Có
lần
tui
dự
họp
nghe
chuyên
gia
nói
về
thiết
bị,
nhưng
nghe
sao
cũ
quá.
Tui
liền
có
ý
kiến,
chuyên
gia
này
để
bụng.
Sau
này
gặp
lại,
chuyên
gia
này
thú
thiệt
‘hồi
đó
cứ
tưởng
anh
phá
tui’.
Vậy
đó,
nhưng
mình
là
mắm
Châu
Đốc
sao
bỏ
nơi
này
đi
được!?”,
ông
Nguyễn
Phụng
Hoàng
–
chủ
nhãn
hàng
Mắm
Bà
Giáo
Khỏe
55555
–
kể
rôm
rả.
Giữa
dịch,
cũng
có
đơn
hàng,
một
lần
giao
mười
mấy
triệu
–
ông
Hoàng
nói
về
mạng
lưới
đặt
hàng
online
rồi
bán
lại.
Thực
ra,
đặt
nhiều
hơn
cũng
không
thể
đáp
ứng,
bởi
hiện
nay
phải
ưu
tiên
cho
những
khách
hàng
truyền
thống,
đã
ký
hợp
đồng
từ
trước.
Khách
hàng
tự
đo
lường,
tự
đánh
giá
rồi
đi
kiếm
“5
số
5”
mua
hàng
là
phần
phước
cho
mình
nhưng
cái
khó
là
nguyên
liệu
không
đủ.
“Mà
nguyên
liệu
hiện
có
là
tầm
nhìn
và
một
kỳ
công
dự
trữ
từ
trước”,
ông
Hoàng
nói.
Khách
đặt
hàng
bán
trên
mạng,
chủ
yếu
ở
TP.HCM,
Hà
Nội,
một
số
tỉnh
giáp
biên
giới
Việt
–
Trung,
kết
nối
sau
những
chuyến
mở
mang
thị
trường.
Khi
miền
Bắc
ăn
mắm
hay
bán
sang
Trung
Quốc
thì
mình
khó
biết
được.
Tương
tự,
Campuchia
vào
mùa
cấm
đánh
bắt
để
cá
sinh
sản
cũng
nhập
cá
từ
Trà
Vinh,
An
Giang,
Đồng
Tháp
làm
khô,
làm
mắm.
Thương
nhân
ở
các
tỉnh
phía
Bắc
mua
từ
Campuchia
về
để
xuất
sang
Trung
Quốc
lại
tưởng
hàng
Campuchia
chính
chủ.
Trung
Quốc
thích
khô
cá
tra
phồng,
mắm…
để
làm
mắm
chưng
hàm
dĩ.
Trước
đây,
mối
Hải
Phòng,
Quảng
Ninh
lấy
hàng
từ
ĐBSCL
đưa
qua
Hong
Kong,
Đài
Loan
lấy
hàng
xuất
trực
tiếp
từ
Sài
Gòn.
Những
năm
an
lành,
Việt
kiều
từ
các
nước
về
đặt
hàng
đi
Mỹ,
Úc,
EU
chiếm
40
–
50%
sản
lượng
hàng
xuất.
Hai
năm
nay,
lượng
người
về
rất
ít.
Chị
Kiều
Hạnh
và
anh
Phụng
Hoàng
vốn
là
bạn
học
từ
hồi
nhỏ,
cùng
nghiên
cứu
–
phản
biện,
khen
chê
nhau
mỗi
ngày
và
cuối
cùng
đã
“
thống
nhất”
làm
ra
món
mắm
sấy
đặc
trưng
từng
loại
như
cá
sặc,
cá
lóc,
cá
chẽm.
Hồi
trước
làm
bột
mắm
nhưng
so
mắm
sấy
–
dễ
vận
chuyển,
bảo
quản
lâu
hơn,
mùi
nhẹ,
có
thể
chưng
với
thịt,
trứng
hay
kho
–
một
gói
50gr
chưng
hai
chén
cho
4
–
5
người
ăn;
cũng
chừng
ấy
mắm
sấy
nấu
với
lít
nước
dừa
là
có
nồi
mắm
kho.
“Ăn
mắm
thấm
về
lâu,
đâu
có
ai
ăn
hoài
mỗi
ngày.
Con
gái
ở
Texas
nói
mắm
sấy
nhà
mình
được
chào
bán
trên
mạng
đó
ba.
Vậy
ba
gởi
đường
nào?”,
ông
Hoàng
kể.
Doanh
nghiệp
nhỏ
nó
dở
vậy
đó,
đâu
có
“
giám
sát
hành
trình”
như
doanh
nghiệp
lớn,
được.
Hơn
nữa
ông
Hòang
nói
mình
đã
có
chút
tuổi,
trong
khi
làm
mắm
sấy
tốn
công
lắm…
Ông
mong
tình
hình
dịch
bệnh
lắng
dịu,
thị
trường
phục
hồi
để
đưa
hàng
cho
bà
con
Việt
kiều
ăn
đỡ
nhớ
nhà.
Còn
ông
Trần
Anh
Thư,
phó
chủ
tịch
UBND
tỉnh
An
Giang,
động
viên:
“Anh
nên
tham
gia
chương
trình
OCOP,
tỉnh
mới
có
cách
giúp
anh
thực
hiện
trọn
vẹn
ý
tưởng
này
chứ”.
Cách
nói
hàm
ý
phải
trúng
cái
chỗ
có
sung
rụng
theo
chương
trình
nông
thôn
mới.
Trong
khi
đó,
trái
sung
điện
3
pha
chờ
hoài
không
rụng…