Tìm
giải
pháp
trữ
nước
cho
vùng
Đồng
bằng
sông
Cửu
Long
Thứ
năm
-
02/05/2024
13:20
Ngày
26/4/2024,
tại
TP
Cần
Thơ,
Báo
Tuổi
Trẻ
phối
hợp
với
Bộ
Tài
nguyên
và
Môi
trường
(TN&MT),
Trường
đại
học
Cần
Thơ
tổ
chức
hội
thảo
"Giải
pháp
về
nguồn
nước
vùng
Đồng
bằng
sông
Cửu
Long".
Tại
Hội
thảo,
ông
Nguyễn
Hồng
Hiếu
-
Phó
Cục
trưởng
Cục
Quản
lý
tài
nguyên
nước
(Bộ
TN&MT)
cho
biết,
nguồn
nước
mặt ở
Đồng
bằng
sông
Cửu
Long
(ĐBSCL)
phụ
thuộc
vào
thượng
nguồn
sông
Mekong.
Vì
vậy,
các
hoạt
động
khai
thác
phía
thượng
nguồn
lưu
vực
sông
Mekong
đã
và
đang
là
nguy
cơ
trực
tiếp
làm
suy
giảm
nguồn
nước
chảy
vào
Việt
Nam.
Theo
tính
toán
của
Bộ
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
Nông
thôn,
tài
nguyên
nước
mặt
của
vùng
ĐBSCL
đến
chủ
yếu
từ
dòng
chảy
sông
Mekong,
hàng
năm
khoảng
475
tỷ
m3,
chuyển
trên
443
tỷ
m3
nước
vào
ĐBSCL
(94%)
và
nội
sinh
khoảng
32
tỷ
m3
(chiếm
khoảng
6%).
Lượng
nước
này
đang
bị
đe
dọa
nghiêm
trọng
bởi
các
công
trình
thủy
điện
thượng
nguồn.
Trữ
lượng
tài
nguyên
nước
dưới
đất
trên
toàn
lưu
vực
khoảng
gần
72
triệu
m3/ngày;
trữ
lượng
có
thể
khai
thác
nước
dưới
đất
khoảng
7,8
triệu
m3/ngày.
Ngoài
ra,
vùng
ĐBSCL
còn
đang
phải
đối
diện
với
tình
trạng
hạn
hán,
xâm
nhập
mặn
ngày
càng
nghiêm
trọng.
Độ
mặn
trên
sông
Tiền
và
sông
Hậu
hiện
nằm
ở
mức
4g/l,
xâm
nhập
sâu
nhất
khoảng
50-65km;
trên
sông
Vàm
Cỏ
là
4g/l,
xâm
nhập
sâu
nhất
khoảng
90-120km.
Hiện
trạng
này
dẫn
tới
những
hệ
lụy
nghiêm
trọng
như:
mất
mùa,
khan
hiếm
nước
sinh
hoạt
và
sản
xuất…
PGS
TS
Lê
Anh
Tuấn,
Giảng
viên
cao
cấp
Khoa
Môi
trường
và
Tài
nguyên
thiên
nhiên
(trường
Đại
học
Cần
Thơ)
thông
tin,
ĐBSCL
đang
đối
mặt
7
thách
thức
về
nguồn
nước,
gồm:
Biến
đổi
khí
hậu
và
nước
biển
dâng;
đập
thủy
điện
ở
thượng
nguồn;
chuyển
nước
sông
Mekong
qua
nơi
khác
(như
kênh
đào
Phù
Nam);
suy
giảm
chất
lượng
môi
trường
đất,
nước;
thay
đổi
sử
dụng
đất
và
mâu
thuẫn
dùng
nước;
hiệu
quả
sử
dụng
nước
thấp
và
khai
thác
tài
nguyên
nước
quá
mức.
Nếu
so
sánh
hiệu
quả
kinh
tế
nguồn
nước
theo
GDP
(tính
theo
USD/m3)
của
Ngân
hàng
Thế
giới
vào
năm
2019.
Cụ
thể,
mỗi
m3
nước,
Việt
Nam
chỉ
tạo
ra
2,37
USD,
bằng
khoảng
1/10
trung
bình
toàn
cầu
(19,42
USD/m3),
thấp
hơn
Lào
(2,53
USD/m3),
và
Campuchia
(8,22
USD/m3).
PGS
TS
Lê
Anh
Tuấn
cho
rằng,
giải
pháp
trọng
tâm
cho
vấn
đề
an
ninh nguồn
nước
ở
ĐBSCL
là
tập
trung
cắt
giảm
các
sản
xuất
công
nghiệp
có
mức
xả
thải
cao,
tăng
cường
pháp
chế
liên
quan
kiểm
soát
nguồn
nước.
Đồng
thời,
cần
khôi
phục
vùng
ngập
nước
Đồng
Tháp
Mười
và
tứ
giác
Long
Xuyên
vốn
đã
được
vây
kín
bằng
đê
bao
để
làm
lúa
ba
vụ,
song
song
với
giải
pháp
tiết
kiệm
nước,
sử
dụng
nước
tuần
hoàn
và
hướng
tới
các
giải
pháp
thuận
thiên
để
phù
hợp
với
điều
kiện
của
hiện
nay.
Ngọc
Bích
Nguồn
tin:
Thế
giới
Hội
nhập