20:28 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Hàng hoá - Thị trường

Xây dựng thương hiệu gạo: Phải thay đổi tư duy

Thứ ba - 08/10/2013 06:50

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng thương hiệu gạo Việt vẫn chưa được định hình. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ- Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Viêt Nam- cho rằng: “Tạo dựng thương hiệu, quan trọng nhất là doanh nghiệp”.

Việc cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam còn đang gặp khó
Việc cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam còn đang gặp khó

 
CôngThương - Theo ông, tại sao suốt 25 năm qua chúng ta vẫn chưa định vị được thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế?


Có nhiều nguyên nhân. Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo rất muộn, trong bối cảnh phân khúc thị trường gạo chất lượng cao gần như đã phủ kín bởi Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ. Việc cạnh tranh để vào được phân khúc gạo chất lượng cao không đơn giản. Gạo Việt Nam hoặc phải có chất lượng cao hơn, hoặc giá phải thấp hơn, việc đó, Việt Nam chưa thể làm được với 2 lý do:


Thứ nhất, không bảo đảm an ninh lương thực. Nhìn sang Thái Lan, 10 triệu ha đất lúa và 60 triệu dân cho phép họ dành một phần lớn diện tích đất để trồng lúa chất lượng cao, năng suất chỉ 2,2- 2,3 tấn/ha, dù thời gian sinh trưởng gần gấp đôi giống lúa của Việt Nam và chỉ làm một vụ/năm. Như vậy, Thái Lan thừa sức xuất khẩu gần 10 triệu tấn gạo/năm. Việt Nam có 4,1 triệu ha đất lúa, nếu trồng lúa chất lượng cao như Thái Lan chắc chắn không đủ gạo ăn cho gần 90 triệu dân. Vì vậy, Việt Nam buộc phải trồng lúa năng suất cao, chất lượng chấp nhận được và thâm canh 2- 3 vụ/năm. Dĩ nhiên, Việt Nam có thể dành ra một phần diện tích sản xuất gạo tốt hơn để nâng cao giá trị.


Thứ hai, doanh nghiệp (DN) không đầu tư sản xuất lúa gạo. Chuỗi sản xuất lúa gạo gồm 3 công đoạn: Sản xuất- chế biến, bảo quản- thương mại, xuất khẩu, trong đó có quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, các công đoạn đang bị cắt rời. DN chỉ làm một việc là thu gom, chế biến và xuất khẩu, thay vì tổ chức sản xuất lúa theo yêu cầu chất lượng của hợp đồng xuất khẩu đã ký. Các nhà khoa học nghiên cứu ra giống tốt rồi để đấy, vì DN không tổ chức sản xuất. Nông dân sản xuất nhỏ, tự chọn giống nên gạo bị lẫn loại. Đây là bài toán tầm vĩ mô, Chính phủ phải quan tâm.


Ngay trong phân khúc tầm trung, gạo Việt cũng chưa có thương hiệu?


Đúng vậy. Lượng gạo chu chuyển trên thị trường thế giới hiện nay chưa đến 40 triệu tấn, trong đó, Việt Nam chiếm 1/4, khoảng 8 triệu tấn, tập trung ở phân khúc gạo chất lượng trung bình. Các nước có khả năng cạnh tranh lớn với Việt Nam là Campuchia. Họ có dân số rất thấp, dù chưa có điều kiện đầu tư cho trồng lúa nhưng sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn. Cùng với đó là Myanmar, một nước cũng có khả năng xuất khẩu gạo rất lớn.


Nhược điểm cơ bản của lúa gạo Việt Nam là gạo bị lẫn loại, không kiểm soát được lượng hóa chất, không truy suất được nguồn gốc.
Xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam, theo ông, bằng cách nào?


Có 4 công đoạn. Thứ nhất, việc tổ chức sản xuất cần phải có liên kết chặt chẽ giữa DN và nông dân. DN đặt hàng nông dân trồng sản phẩm gì để xuất khẩu và xây dựng hệ thống chế biến. Thứ hai, DN phải chia sẻ với nông dân về mặt lợi nhuận của toàn chuỗi giá trị, coi nông dân như là một cổ đông chứ không “cưa đứt, đục suốt” như hiện nay. Thứ ba, nhà nước hỗ trợ DN để xây dựng thương hiệu. Thông qua các hội chợ, triển lãm quốc tế, DN quảng bá cho sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, ví dụ, Trung Đông hướng vào gạo đồ, Đông Bắc Á hướng vào gạo hạt tròn... Thứ tư, nhà khoa học nghiên cứu tạo ra giống lúa theo đặt hàng của DN, cùng tham gia sản xuất với nông dân.


Muốn phát triển thương hiệu gạo Việt phải thay đổi tư duy. Muốn thay đổi phải có thời gian và các điều kiện. Trong đó, quan trọng nhất là thay đổi tư duy về điều chỉnh ngành, điều chỉnh rồi thì phải đầu tư nhiều tiền. Ví dụ, chuyển sang sản xuất ngô, phải quy hoạch lại toàn bộ hệ thống tưới, tập huấn cho nông dân, nhưng điều đáng nói là DN nào sẽ làm?...

Xin cảm ơn ông!

 
Hải Vân (thực hiện)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 102

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 85


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 913802

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44281487



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach