Vào hôm thứ ba, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV phát thanh trong chương trình tin tức buổi tối rằng vị CEO Apple đang có buổi gặp mặt với Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Trương Cao Lệ.
Theo đó, Apple dự định sẽ mở trung tâm nghiên cứu vào cuối năm nay. Nơi này sẽ tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới cũng như “củng cố mối quan hệ với các đối tác địa phương và các trường đại học”, phát ngôn viên của Apple cho biết. “Chúng tôi mong muốn mở rộng hoạt động của mình tại Trung Quốc thông qua xây dựng một trung tâm nghiên cứu mới, hiện đại như cách chúng tôi tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển đội ngũ tài năng của mình tại Mỹ”.
Tuy nhiên, Apple từ chối cung cấp thêm chi tiết về trung tâm này, bao gồm vị trí xây, ngân sách đầu tư dự kiến và tổng số tiền công ty dự định sẽ đầu tư cho nỗ lực xâm nhập thị trường này.
Động thái Apple tăng cường và củng cố mối quan hệ với chính quyền Trung Quốc xuất phát từ những khó khăn, rào cản mà hãng đang phải đối mặt tại thị trường này. Vào cuối tháng 4, hai dịch vụ của Apple là iTune Movies và iBook đã ngưng hoạt động hoàn toàn tại Trung Quốc chỉ sau 7 tháng bắt đầu cấp phép. Ngoài ra, một số quy định về an ninh mạng chặt chẽ hơn cũng làm chậm doanh số bán iPhone tại thị trường đông dân nhất thế giới.
Thị trường Trung Quốc vốn rất tiềm năng nhưng lại không dễ chiếm lĩnh. Bất kể là hãng công nghệ nào, dù mạnh tới đâu cũng hiểu rằng vị trí trên bảng xếp hạng tại thị trường smartphone Trung Quốc luôn thay đổi từng ngày từng quý.
Chỉ cách đây hơn 1 năm, Apple còn đang dẫn đầu thì quý II năm nay lại xếp hạng 5 chung cuộc, đánh mất thị phần lần lượt vào tay Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi.
Ngoài ra, Apple muốn tuyển dụng các nhân viên nghiên cứu tốt nhất trên toàn thế giới, vì không phải tất cả trong số họ sẵn sàng chuyển nơi ở đến nước Mỹ. Apple đã xây dựng các trung tâm R&D tại một số địa điểm trên khắp thế giới, trong đó có Pháp, Israel, Nhật Bản, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Trung tâm R&D ở Trung Quốc đã được đồn thổi từ lâu, giờ mới bắt đầu.
Hiện Trung Quốc đang dựa vào Apple và các công ty công nghệ khác của Mỹ để lưu trữ dữ liệu của mình tại địa phương, chia sẽ mã nguồn – phần mềm độc quyền của công ty - với chính quyền và chấp nhận sự phê duyệt để chứng minh sản phẩm của mình là an toàn. Trong năm 2014, Apple chuyển dữ liệu khách hàng Trung Quốc đến một cơ sở được điều hành bởi hãng viễn thông địa phương China Telecom nhưng cho biết dữ liệu đã được mã hóa và không cho phép truy cập.
Vào tháng 4, Apple tiết lộ rằng công ty đã từ chối yêu cầu của chính quyền Trung Quốc về chia sẻ mã nguồn. Đáp trả, Trung Quốc đã cấm các dịch vụ xem phim và đọc sách trực tuyến của Apple, cho rằng hãng này thiếu giấy phép cần thiết để hoạt động.
Theo Trí thức trẻ/WSJ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 185
Hôm nay : 35674
Tháng hiện tại : 592778
Tổng lượt truy cập : 50011412