22:00 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Doanh nghiệp “xịn” không thiếu vốn tạm trữ

Thứ tư - 01/04/2015 05:06
Các DN không tiếp cận được vốn vay tạm trữ lúa gạo là các đơn vị tài chính yếu kém hoặc đang thua lỗ. 

Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đến ngày 29/3, các DN đã mua được khoảng 760.000 tấn gạo (đạt 76%) trong số 1 triệu tấn gạo được giao mua tạm trữ vụ Đông Xuân 2014-2015. Như vậy, so với thời điểm đầu tháng 3, tốc độ thu mua lúa gạo đã có phần được đẩy nhanh hơn.

Tuy nhiên, trong số 128 DN được phân bổ chỉ tiêu tạm trữ có 2 đơn vị không thể thực hiện thu mua, xin trả lại chỉ tiêu và có khoảng 10 đơn vị được phân bổ chỉ tiêu nhưng chưa được các NHTM giải ngân vốn để tham gia thu mua lúa gạo.

Tiến độ thu mua lúa gạo đã nhanh hơn nhưng giá lúa tăng không đáng kể

Phân chỉ tiêu cho đơn vị thua lỗ?

Tìm hiểu thực tế tại một số tỉnh cho thấy, sở dĩ các DN nói trên không thể vay được vốn từ các NHTM là do bản thân các DN mặc dù được phân chỉ tiêu mua trữ nhưng năng lực tài chính không đảm bảo để các NH xem xét giải ngân.

Theo phân tích của đại diện NHNN Chi nhánh tỉnh Kiên Giang, trong đợt tạm trữ này, 6 DN tại địa phương được giao chỉ tiêu mua trữ 85.000 tấn gạo. Tuy nhiên đến nay các DN mới mua được khoảng hơn 30.000 tấn.

Trong số các DN được phân giao chỉ tiêu thì có 2-3 DN rơi vào trường hợp có nợ quá hạn từ các đợt tạm trữ trước hoặc đến thời điểm ký lại hạn mức tín dụng. Do vậy, các NH cần phải có thời gian xem xét lại hồ sơ, năng lực tài chính mới có thể cấp lại hạn mức và giải ngân vốn.

Thực tế cho thấy rằng, trong vụ tạm trữ năm nay, VFA thay đổi tiêu chí phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ. Các DN được chọn phân chỉ tiêu là các DN đáp ứng đủ 4 điều kiện: có đăng ký mua tạm trữ; có thành tích tạm trữ vụ Đông Xuân năm trước, có năng lực tiêu thụ lúa gạo tạm trữ và có tham gia cánh đồng mẫu lớn. Với 4 tiêu chí này thì các DN thành viên của VFA mặc dù có lỗ lũy kế từ các năm trước có thể vẫn được phân giao chỉ tiêu mua trữ.

Bởi tính đến trước thời điểm diễn ra đợt tạm trữ, nhiều DN thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Nam như Công ty Lương thực Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu… dù vẫn đang thua lỗ từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng từ các năm 2012-2013 nhưng vẫn đáp ứng được tiêu chí “có kinh nghiệm tạm trữ” (vì năm nào cũng được VFA giao chỉ tiêu) và có năng lực tiêu thụ (vì luôn được VFA phân chia các hợp đồng XK gạo cấp Chính phủ) nên vẫn được giao chỉ tiêu mua trữ.

Như vậy, rõ ràng việc đưa ra 4 tiêu chí để xét chọn các DN được vay vốn ưu đãi mua tạm trữ lúa gạo chỉ là cách mà VFA và các Tổng công ty Lương thực dựng “hàng rào” để phân chia “miếng bánh hỗ trợ lãi suất” cho các DN thành viên của mình. Bởi vì với điều kiện “có kinh nghiệm tạm trữ” thì hầu hết các DN ngoài hiệp hội dù có năng lực tài chính mạnh, có liên kết cánh đồng mẫu lớn với diện tích hàng chục ngàn ha cũng không thể chen chân vào được.

DN tốt NH “tranh nhau”

Trở lại câu chuyện có khoảng 10 DN “than” không tiếp cận được nguồn vốn vay từ các NH, đại diện các NHTM tại khu vực ĐBSCL khẳng định rằng, đó là do các DN đang có dư nợ vượt quá hạn mức hoặc đang kinh doanh thua lỗ.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Agribank Chi nhánh An Giang cho hay, mặc dù năm nay chi nhánh vẫn cho vay ra khoảng 100 tỷ đồng cho các DN thu mua tạm trữ lúa gạo. Tuy nhiên, do tài sản thế chấp chủ yếu là hàng hóa và dòng tiền thu về trong tương lai, nên các NHTM buộc phải tăng cường đội ngũ quản lý, giám sát hoạt động của DN kỹ lưỡng hơn. Nếu các DN có tình hình tài chính không tốt hoặc có thể thua lỗ thì phải xem xét khoản lỗ do nguyên nhân khách quan hay chủ quan sau đó mới có thể cho vay.

Trong khi đó, đại diện NHNN tỉnh Kiên Giang thì cho rằng, việc cho vay tạm trữ lúa gạo là hoạt động thường xuyên hàng năm. Đa số các NHTM sẽ tập trung vào các khách hàng đã có sẵn hạn mức tín dụng từ các năm trước. Vì vậy, nếu khách hàng nào có tiềm lực tài chính tốt thì các NHTM sẽ giải ngân rất nhanh chóng, thậm chí có DN, các NH “tranh nhau” giải ngân.

Còn với DN có tình hình kinh doanh không tốt, thua lỗ thì đương nhiên các NH phải xem xét lại. “Việc chậm trễ có thể do DN đến thời điểm phải ký lại hạn mức tín dụng. Các NH cũng cần phải có thời gian xem xét cấp lại cho DN thế nào cho phù hợp - vị đại diện này nói.

Bộ NN&PTNT vừa quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành việc mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân 2014 – 2015. Trong thời gian từ ngày 29/3 - 9/4 Đoàn sẽ lần lượt kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ lúa gạo của các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp. Hiện Sở Công Thương một số địa phương như Vĩnh Long, Kiên Giang đã tiến hành làm việc với các DN và NHTM trên địa bàn nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động mua lúa tạm trữ.

Theo đó, các địa phương này kiến nghị VFA xem xét phân bổ lại chỉ tiêu thu mua tạm trữ đối với các DN không đáp ứng đủ yêu cầu của các NH, đồng thời giao thêm chỉ tiêu cho các DN có liên kết cánh đồng mẫu lớn để đảm bảo mua đạt chỉ tiêu 1 triệu tấn gạo đúng tiến độ. Theo ghi nhận tại một số địa phương ĐBSCL, sau 1 tháng triển khai chương trình tạm trữ lúa gạo, lúc đầu giá lúa gạo tăng bình quân thêm 200-300 đồng/kg, nhưng hiện nay chỉ tăng khoảng 100 đồng/kg hoặc ngang bằng so với thời điểm trước khi thực hiện tạm trữ. Hiện giá lúa IR 50404 dao động từ 4.200 - 4.500 đồng/kg, lúa chất lượng cao, Jasmine... dao động từ 5.000- 5.150 đồng/kg.


Nguồn tin: BSA/TBNH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 151

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 42112

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 958158

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44325843



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach