Thậm
chí
có
những
dịch
vụ,
chỉ
đến
lúc
kiểm
tra
họ
mới
biết
nó
tồn
tại.
Nhà
mạng
bỏ
túi
hơn
20.000
tỉ
đồng
mỗi
năm
|
|
|
Tổng
đài
viên
trả
lời
là
tôi
có
kích
hoạt
gói
này
từ
ngày
13.7
nhưng
tôi
khẳng
định
hoàn
toàn
không
biết.
Như
vậy
đã
gần
3
tháng
trôi
qua
và
nếu
tôi
không
hỏi,
không
kiểm
tra
thì
dịch
vụ
này
sẽ
tồn
tại
mãi
và
hằng
tháng
tôi
cứ
phải
trả
thêm
60.000
đồng
như
vậy
à?
|
|
|
Anh Sơn,
ngụ
H.Nhà
Bè
(TP.HCM)
|
|
|
Anh
Khanh,
một
khách
hàng
tại
Q.Thủ
Đức
(TP.HCM)
đang
sử
dụng
mạng
Vinaphone
sau
khi
kiểm
tra
thấy
có
thông
báo
“Quý
khách
hiện
đang
đăng
ký
sử
dụng
các
dịch
vụ:
INFOPLUS,
thông
báo
cuộc
gọi
nhỡ,
gói
BIG70-dv
MI,
cổng
ứng
dụng
OKKO
Store”,
toàn
những
dịch
vụ
anh
không
hiểu
để
làm
gì.
Sau
gần
cả
tiếng
đồng
hồ
mò
mẫm
kiểm
tra,
anh
mới
biết
dịch
vụ
OKKO
Store
có
phí
thuê
bao
10.000
đồng/tuần;
INFOPLUS
là
một
cổng
thông
tin
dịch
vụ
gồm
vài
chục
gói
dịch
vụ
giải
trí
khác
nhau
và
cước
phí
phổ
biến
cũng
từ
2.000
-
3.000
đồng/ngày
cho
mỗi
gói
dịch
vụ.
Như
vậy,
chỉ
riêng
2
dịch
vụ
từ
trên
trời
rơi
xuống
này
anh
Khanh
phải
trả
cho
nhà
mạng
hằng
tháng
lên
gần
cả
100.000
đồng.
Đáng
nói
là
trước
đó
vài
tháng
anh
đã
từng
kiểm
tra
điện
thoại
và
thấy
cũng
có
các
dịch
vụ
“Play
365”
và
“Nhạc
chờ”
nên
đã
nhắn
tin
hủy.
Cứ
đinh
ninh
là
đã
"thoát"
nhưng
chỉ
sau
một
thời
gian
thì
lại
có
thêm
2
dịch
vụ
hoàn
toàn
mới
lạ
tốn
nhiều
tiền
hơn.
“Không
biết
các
dịch
vụ
này
được
kích
hoạt
từ
bao
giờ.
Lần
kiểm
tra
trước
là
vào
đầu
tháng
3.
Như
vậy
sau
7
tháng
mình
đã
bị
mất
đi
gần
700.000
đồng.
Quá
vô
lý”,
anh
Khanh
bức
xúc
nói.
Không
hề
biết
đến
sự
tồn
tại
của
các
dịch
vụ
này,
chị
Trang
ngụ
tại
Q.Tân
Phú
(TP.HCM)
kể,
một
người
bạn
của
chị
vô
tình
được
chỉ
dẫn
đã
mách
nước
lại
cho
chị
và
thật
bất
ngờ,
chị
được
báo
đang
sử
dụng
một
loạt
dịch
vụ
từ
nhà
mạng
Viettel
gồm:
dịch
vụ
nhạc
chờ
cước
9.000
đồng/tháng,
SMSFACEBOOK
cước
10.000
đồng/tháng,
Keeng
Vip
cước
10.000
đồng/tuần.
Tổng
cộng
3
dịch
vụ
này
chị
Trang
cũng
phải
chi
trả
gần
60.000
đồng/tháng.
Chưa
hết,
chị
Trang
lấy
điện
thoại
của
con
gái
và
chồng
thử
kiểm
tra
thì
điện
thoại
nào
cũng
đều
có
từ
2
-
3
dịch
vụ
mà
không
ai
biết
đó
là
gì.
“Nhà
tôi
3
người
sử
dụng
điện
thoại,
chỉ
tính
riêng
những
dịch
vụ
gia
tăng
đó
đã
mất
gần
200.000
đồng/tháng”,
chị
Trang
ấm
ức
và
cho
biết
vợ
chồng
chị
chỉ
giới
hạn
cước
sử
dụng
cho
con
gái
mỗi
tháng
100.000
đồng.
“Bị
bẫy
mất
mấy
chục
nghìn
thế
này
thì
con
gái
chỉ
còn
khoảng
30.000
-
40.000
đồng
để
sử
dụng.
Mình
cứ
la
con
hoài
vì
dùng
nhanh
hết
tiền,
ai
ngờ...”,
chị
nói.
Luôn
tự
hào
là
có
thâm
niên
sử
dụng
điện
thoại,
có
kiến
thức
về
công
nghệ
thông
tin...
nhưng
anh
Phong,
ngụ
tại
Q.Tân
Bình
(TP.HCM)
cũng
“đắng
lòng”
khi
biết
mình
đang
sử
dụng
một
dịch
vụ
không
liên
quan
là
GAMEZONE
từ
nhà
mạng
MobiFone
với
cước
3.000
đồng/ngày,
tương
đương
đến
90.000
đồng/tháng.
Riêng
một
số
dịch
vụ
như
nhạc
chờ
có
mức
cước
9.000
đồng/tháng,
dịch
vụ
thông
báo
cuộc
gọi
nhỡ
(MCA)
có
cước
2.000
đồng/tuần
thì
hầu
như
người
dùng
nào
cũng
có
sẵn
trong
điện
thoại
cho
dù
không
hề
đăng
ký
trước
đó.
Chỉ
tính
ở
2
dịch
vụ
cơ
bản
này,
với
gần
130
triệu
thuê
bao
hiện
nay,
các
nhà
mạng
dễ
dàng
bỏ
túi
ít
nhất
khoảng
2.000
tỉ
đồng
mỗi
tháng.
Người
dùng
điện
thoại
di
động
đều
bị
trừ
tiền
cho
những
dịch
vụ
cài
sẵn
mình
không
biếtẢNH:
Đ.N.T
-
B.D
-
M.P
|
Mập
mờ
dịch
vụ
|
|
Gọi
số
tổng
đài
kiểm
tra
hoặc
qua
tin
nhắn
của
các
nhà
mạng
như
sau:
Viettel:
gọi
18008198
hoặc
soạn
tin
nhắn
với
cú
pháp
TC
gửi
1228.
MobiFone:
gọi
18001090
hoặc
soạn
tin
nhắn
với
cú
pháp
là
KT
gửi
994.
Vinaphone:
gọi
9191
hoặc
soạn
tin
nhắn
với
cú
pháp
là
TK
gửi
123.
|
|
|
Quá
bức
xúc,
nhiều
người
dùng
cho
biết
sẽ
khiếu
nại
hoặc
kiện
đòi
lại
tiền
từ
nhà
mạng.
Theo
anh
Phong,
sau
khi
khiếu
nại
qua
tổng
đài
của
MobiFone,
anh
đã
được
hứa
hẹn
sẽ
trả
lại
180.000
đồng
vào
tài
khoản
điện
thoại
(phí
sử
dụng
dịch
vụ
GAMEZONE
sau
2
tháng).
Ông
Võ
Đỗ
Thắng,
Giám
đốc
Trung
tâm
đào
tạo
quản
trị
mạng
Athena,
nhận
định
hầu
như
rất
nhiều
Sim
di
động
được
cung
cấp
ra
thị
trường
sau
này
đều
được
nhà
mạng
tự
động
kích
hoạt
một
số
dịch
vụ
có
sẵn.
Đặc
biệt
có
những
dịch
vụ
được
nhà
mạng
thông
báo
là
sử
dụng
thử
nhưng
sau
đó
khách
hàng
không
nhớ
hoặc
không
biết
để
hủy
thì
xem
như
tự
động
chấp
nhận
sử
dụng
luôn.
Đồng
thời
nhà
mạng
cũng
không
thông
báo
cho
biết
mức
phí
duy
trì
dịch
vụ
đó
là
bao
nhiêu…
Điều
này
là
cách
làm
ăn
mập
mờ,
gian
lận.
Chỉ
khi
nào
khách
hàng
gọi
điện
đến
tổng
đài
để
kiểm
tra
mới
biết
thì
xem
như
đã
bị
mất
tiền.
Vì
thế,
ông
Võ
Đỗ
Thắng
đề
xuất:
Khách
hàng
nên
mạnh
dạn
khởi
kiện
để
đòi
quyền
lợi
chính
đáng
của
mình.
Ở
các
nước
đã
có
những
vụ
kiện
tập
thể
xoay
quanh
sản
phẩm,
dịch
vụ
cung
cấp
cho
nhiều
người
nhưng
không
đảm
bảo
chất
lượng.
Ở
VN
chưa
có
vụ
kiện
tương
tự
nhưng
cần
phải
thực
hiện
các
hoạt
động
như
vậy,
nhất
là
với
sự
tham
gia
của
các
hiệp
hội
bảo
vệ
người
dùng
để
các
nhà
mạng,
các
nhà
cung
cấp
dịch
vụ
hướng
đến
sự
minh
bạch
hơn.
Chiều
5.10,
ông
Vương
Ngọc
Tuấn,
Phó
tổng
thư
ký
Hội
Tiêu
chuẩn
và
bảo
vệ
người
tiêu
dùng
VN,
cho
biết
hội
đã
gửi
công
văn
đến
các
nhà
mạng
yêu
cầu
trả
lời
về
những
khiếu
nại
của
người
dùng
xoay
quanh
các
dịch
vụ
bị
cài
đặt
sẵn
trên
điện
thoại.
Đồng
thời
trách
nhiệm
của
các
nhà
mạng
trong
việc
bảo
vệ
quyền
lợi
người
tiêu
dùng
ra
sao
sau
vụ
các
công
ty
cung
cấp
dịch
vụ
nội
dung
như
Sam
Media
đã
tự
động
trừ
tiền
khách
hàng.
Trong
khi
chờ
phần
giải
quyết
tiếp
theo,
ông
Vương
Ngọc
Tuấn
cũng
cho
biết
theo
quy
định,
hội
có
thể
thay
mặt
người
tiêu
dùng
khởi
kiện
và
do
đó,
người
dùng
có
thể
phản
ánh
trực
tiếp
để
VINATAS
tập
hợp
thêm
chứng
cứ...
Theo
luật
sư
Nguyễn
Văn
Hậu,
Phó
chủ
tịch
Hội
Luật
gia
TP.HCM,
điều
28
luật
Bảo
vệ
quyền
lợi
người
tiêu
dùng
đã
có
quy
định
rõ,
tổ
chức
xã
hội
có
trách
nhiệm
hướng
dẫn,
giúp
đỡ,
tư
vấn
người
tiêu
dùng
khi
có
yêu
cầu.
Đồng
thời
tổ
chức
xã
hội
có
thể
đại
diện
người
tiêu
dùng
khởi
kiện
hoặc
tự
mình
khởi
kiện
vì
lợi
ích
công
cộng.
Như
vậy
luật
pháp
đã
cho
phép
và
các
hội
bảo
vệ
người
dùng
cần
mạnh
dạn
khiếu
kiện
để
bảo
vệ
quyền
lợi
cho
người
dùng.
Bởi
câu
chuyện
này
đã
được
người
dùng
phản
ánh
rất
nhiều
lần
nhưng
vẫn
cứ
lặp
đi
lặp
lại
thường
xuyên
và
chưa
biết
đến
khi
nào
kết
thúc.
Thuê
bao
trả
sau
cũng
không
thoát
Không
phải
những
thuê
bao
trả
trước
mới
bị
kích
hoạt
sẵn
các
dịch
vụ
bị
trừ
tiền
mà
những
thuê
bao
trả
sau
cũng
không
thoát.
Đó
là
trường
hợp
của
anh
Sơn,
ngụ
tại
H.Nhà
Bè
(TP.HCM)
hoàn
toàn
ngơ
ngác
khi
được
những
người
bạn
hỏi
về
vấn
đề
này.
Tuy
nhiên,
sau
khi
được
chỉ
cách
thức
kiểm
tra,
anh
té
ngửa
với
dịch
vụ
mang
tên
“AloZone”
của
nhà
mạng
Vinaphone
và
liên
tục
thốt
lên
“Đây
là
dịch
vụ
gì?”.
Để
có
được
đáp
án,
anh
Sơn
gọi
điện
đến
tổng
đài
hỏi
và
được
trả
lời
đây
là
cổng
thông
tin
giải
trí
và
gói
cước
anh
đang
dùng
là
2.000
đồng/ngày.
“Tổng
đài
viên
trả
lời
là
tôi
có
kích
hoạt
gói
này
từ
ngày
13.7
nhưng
tôi
khẳng
định
hoàn
toàn
không
biết.
Như
vậy
đã
gần
3
tháng
trôi
qua
và
nếu
tôi
không
hỏi,
không
kiểm
tra
thì
dịch
vụ
này
sẽ
tồn
tại
mãi
và
hằng
tháng
tôi
cứ
phải
trả
thêm
60.000
đồng
như
vậy
à?
Không
lẽ
bây
giờ
phải
suốt
ngày
lăm
lăm
đi
nhắn
tin
hay
gọi
điện
kiểm
tra
xem
mình
đang
dùng
cái
gì?”,
anh
Sơn
nói.
|