12:34 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Hạn đánh thức “con quỷ” phèn!

Thứ hai - 28/03/2016 06:42
“Đất phèn (Acid Sulphate Soil) là loại ma quỷ, thôi để nó ngủ yên, đừng đánh thức dậy vì chẳng những không lợi lộc gì mà con người còn bị nó quậy phá”, một chuyên gia Hà Lan từng nói như vậy khi nghiên cứu Đồng Tháp Mười. Lâu nay, biện pháp chính là dùng nước để ém phèn, nhưng nay lấy đâu ra nước để ém?
 
“Đồng Tháp Mười (ĐTM) không thể trồng lúa!”… Trước đây, hai giáo sư địa chất Liên Xô vào nông trường Láng Biển lấy mẫu đất phèn, cùng cỏ năn, cỏ lác đem về nước phân tích rồi kết luận chỉ vì thế giới có 12 triệu ha đất nhiễm phèn điển hình, Việt Nam chiếm gần 2 triệu ha; 1,6 triệu ha trong số đó tồn tại ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).


Đất phèn ở ĐBSCL đặc trưng bởi độ acid cao, nồng độ độc tố sắt, nhôm cao và thiếu lân. Lừng phèn, xì phèn là cách nói của nông dân về mối nguy không tránh khỏi khi vùng đất ngập nước (wetland) lớn nhất Việt Nam bị mất nước, suy kiệt, khô hạn.




Khô hạn đang đánh thức "con quỷ" phèn đáng sợ của ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Yến

Tiến sĩ Melforw, chuyên gia về đất phèn của Hà Lan, từng cảnh báo: “Muốn xử lý 1ha đất phèn phải tốn cả triệu USD”. Cuộc chinh phục ĐTM mất 40 năm. “Chúng ta phải làm, nếu có mất thì chỉ mất một phần của ba tỉnh, nếu thành công thì có lợi cho cả nước”, phó chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt (ông Sáu Dân) nói như vậy khi theo đuổi cuộc chiến để tách ma quỷ ra khỏi ĐTM. Ông Sáu Dân đã “trị phèn”, mở rộng khai hoang và cuối cùng hy sinh hai túi trữ nước để tạo ra 700.000ha đất canh tác cho ĐTM và hơn 470.000ha khu Tứ giác Long Xuyên. Hai vùng này chiếm 40% sản lượng lúa của ĐBSCL, chưa kể các loại nông sản khác: dưa hấu, khoai mỡ, khóm, chanh, thanh long, sen…


Các loại đất phèn tập trung tại ĐTM, Tứ giác Long Xuyên, phèn nhiễm mặn tập trung vùng ven biển và trung tâm bán đảo Cà Mau.


Nước và biện pháp kỹ thuật, công trình để thau chua, rửa phèn. Mất nước, dậy phèn… “ma quỷ” đe doạ an ninh nguồn nước, an toàn lương thực, an ninh sinh kế – kiềng ba chân để phát triển bền vững của ĐBSCL. Theo uỷ hội Sông Mekong, do sự phát triển nhanh về công nghiệp và nông nghiệp, các nước vùng thượng lưu khiến nhu cầu nước từ các quốc gia vùng thượng nguồn sông Mekong ngày càng tăng nhanh, dự báo đến năm 2030 nhu cầu sẽ tăng lên đến 35%.


Theo PGS.TS Võ Công Thành, biện pháp thuỷ lợi, giống ngắn ngày và tính toán lại mùa vụ, chọn loại cây trồng thích ứng, hiệu quả là giải pháp để sinh tồn và phát triển cây trồng chứ không thể đứng đó chờ chết. “Làm công tác chọn tạo giống, tôi đã định hướng nghiên cứu theo ba mảng cho giống ngắn ngày chịu mặn, hạn, phèn mà không theo hướng chịu ngập vì có nước đâu mà ngập. Từ những giống bản địa được bảo tồn, phục tráng, phát triển, đi theo hướng nâng cao chất lượng nữa là từ việc nâng khả năng thích ứng những biến đổi ngày càng bất lợi, cũng sẽ là động lực để mình tính toán lại không chỉ sinh kế mà cả yếu tố cạnh tranh, xây dựng thương hiệu. 



“ĐBSCL điển hình là phèn nhiễm mặn, sắt nhiều làm độ pH giảm xuống; sắt tam chuyển qua sắt nhị gây ngộ độc cây lúa không phát triển được. Có thể tranh thủ bơm nước ngọt vô giữ ẩm sau khi thu hoạch, đừng để nứt nẻ sẽ khó rửa mặn sau này, nhưng nước ngọt đâu để bơm? TS Thành, tác giả những giống lúa có sức chịu được hàm lượng sắt ở mức 2000 ppm, tự hiểu thách thức lớn từ đâu tới và không chỉ có thiên tai mà cả nhân tai – kẻ muốn hạ độc thủ – đã tính tới “âm binh phèn nhiễm mặn”.


Giống lúa chịu phèn, thử nghiệm trên giống lúa sổi, một bụi đỏ, nàng hướt biển… ở rốn phèn Mộc Hoá, Long An rất thành công, năng suất 6 tấn/ha và ông bắt đầu chứng minh được ưu thế của tàu hương đột biến (giống ở Bến Tre). Giống lúa tròn từ tập đoàn giống của Nhật Bản do một Việt kiều giúp vật liệu di truyền cũng được trồng thử nghiệm tại Mộc Hoá, khả năng chịu phèn rất cao. 



Theo ông Thành, không theo đuổi nghiên cứu phèn trên quy mô vùng, quốc gia là khoảng hở lớn của đầu tư nghiên cứu khoa học. Từ trước, chỉ có ĐH Cần Thơ, với sự tài trợ của Hà Lan, đã xây dựng trung tâm Nghiên cứu đất phèn (VH10) tại Hoà An. Hết kinh phí, các nhà khoa học tự nghiên cứu trong khi chương trình quốc gia lại không quan tâm, dù ai cũng biết cả đồng bằng này nhiễm phèn từ tạo thiên lập địa, tầng sinh phèn tiềm tàng, chỉ khác nhau ở dạng nặng hay nhẹ mà thôi.


Đã có nhiều cá nhân, nhóm nghiên cứu thuộc các viện trường ngoài hệ thống của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nghiên cứu giải pháp cho cây trồng, vật nuôi, trong đó có giống, làm sao khoanh vùng nghiên cứu triển vọng và dồn sức đầu tư, giải quyết đồng bộ các yêu cầu nghiên cứu để phát huy mọi nguồn lực giữ vững thế mạnh sản xuất của ĐBSCL… Ông Thành băn khoăn: “Làm sao cho lứa khoa học có tuổi như chúng tôi đóng góp vào việc nuôi dưỡng công trình cho sinh tồn, phát triển”.       
Hoàng Lan
theo tiepthiethegioi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 28

Khách viếng thăm : 150


Hôm nayHôm nay : 63903

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 896360

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44264045



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach