09:06 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

M&A ngành bán lẻ: Động lực nào cho doanh nghiệp nội ?

Thứ sáu - 08/04/2016 20:54
Giới chuyên gia nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam đang có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ trong khu vực cũng như thế giới, nhất là khi Việt Nam đã tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Theo số liệu của BMI, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2015 đạt 102 tỷ USD (tốc độ tăng trưởng đạt 7,3%) và dự báo sau 5 năm tới, tốc độ tăng trưởng là 11,9% và sẽ đạt 179 tỷ USD vào năm 2020.

Đối mặt nguy cơ thâu tóm

Với nền tảng 90 triệu dân trong đó có tới 60% là người tiêu dùng trẻ, giới chuyên gia cho rằng hấp lực của ngành bán lẻ Việt đang tạo ra cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần rất khốc liệt.

Ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phân tích CTCP Chứng Khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBankSc), nhận định cơ hội cho ngành bán lẻ Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn từ ASEAN là rất cao.

Ông Đăng giải thích, do đến năm 2018, thuế suất nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng đều giảm mạnh. Điển hình với Hiệp định thương mại ASEAN (ATIGA), thuế hầu hết các mặt hàng đều giảm về 0% và mức thuế suất cao nhất chỉ là 5%.

Thực tế gần đây, các tập đoàn lớn ở châu Á đang nhanh chóng tiếp cận thị trường Việt Nam với hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây thực sự là mối lo ngại lớn cho ngành bán lẻ của Việt Nam.

Trong năm 2015, thị trường bán lẻ và tiêu dùng đã dậy sóng khi hàng loạt các thương vụ mua bán, sáp nhập diễn ra. Trong đó, nổi lên là những thương vụ mua bán hệ thống các siêu thị có trị giá hàng triệu USD, được xem là dẫn dắt thị trường M&A hai năm trở lại đây.

Theo báo cáo M&A của Stoxplus, số lượng thương vụ mua bán và sáp nhập trong 2014 và 2015 trong lĩnh vực bán lẻ lần lượt là 5 và 15, với giá trị là 899 triệu USD và 254 triệu USD.

Nổi bật như thương vụ Aeon từ Nhật Bản cùng lúc mua lại 30% cổ phần Fivimart và 49% của Citimart. Hay Lotte đến từ Hàn Quốc cũng đã bất ngờ công bố nắm quyền điều hành Trung tâm thương mại Diamond Plaza khi sở hữu 70% cổ phần…

Từ những yếu tố trên, theo ông Đặng Trần Hải Đăng, ngành bán lẻ Việt Nam sẽ đối mặt với cả cơ hội và thách thức từ việc hội nhập. Hội nhập sẽ giúp các DN Việt Nam học hỏi kinh nghiệm về quản lý, về sử dụng vốn và lao động cũng như có cơ hội hợp tác phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng hội nhập cũng sẽ đòi hỏi các DN phải trực tiếp cạnh tranh gay gắt và đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm bởi các DN ngoại.

Áp lực bị thâu tóm và chiếm lĩnh thị phần thành thị bởi các tập đoàn ngoại là nỗi lo lớn của các DN bán lẻ nội địa

Lấy cạnh tranh làm động lực

Việc M&A được xem như là con đường tắt cho DN muốn tham gia vào thị trường bán lẻ Việt. Đối với ngành bán lẻ, những quy định về mở cửa hàng là không đơn giản, nên việc am hiểu về luật pháp, về chính quyền địa phương là lợi thế.

Theo ông Khổng Phan Đức, Tổng Giám đốc VieitnBankSc, kênh bán hàng bán lẻ rất quan trọng đối với một nhãn hiệu muốn thâm nhập vào thị trường. Đường tắt được nhiều DN lựa chọn và sẽ còn tiếp tục xu hướng này trong nhiều năm tới.

Nếu nhìn trên góc độ toàn cảnh xu hướng M&A toàn cầu, ông Huỳnh Phước Cường, Giám đốc khối Bán Lẻ, công ty TNHH Nghiên cứu Thị trường Công nghệ và Bán lẻ GfK Việt Nam, cho rằng các hoạt động M&A vẫn luôn diễn ra và được xem như là công thức đầu tư của các tập đoàn nước ngoài khi muốn thâm nhập vào thị trường mới.

Đối với thị trường bán lẻ Việt Nam, theo giới chuyên gia, làn sóng M&A là tất yếu, cạnh tranh sẽ gia tăng. Các DN trong nước lúc này không chỉ dựa trên lợi thế hiện có, mà còn cần phát huy lợi thế để phát triển.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại, ngoại trừ một số “đại gia” nội địa có nguồn vốn mạnh tham gia vào thị trường bán lẻ gần đây, đa phần các DN bán lẻ Việt có dấu hiệu co cụm lại, bán bớt cổ phần hoặc rút bớt những điểm không hiệu quả, xây dựng lại thương hiệu.

Thậm chí dư luận còn lo ngại trước hiện trạng DN nội “buông” thị phần bán lẻ ở vùng thành thị để chuyển hướng về vùng nông thôn để “cố thủ”. Có không ít ý kiến lo lắng điều này rất dễ làm các DN nội “thua toàn tập” vì việc chuyển hướng về nông thôn chưa hẳn là tối ưu.

Theo ý kiến của các chuyên gia, điều quan trọng nhất hiện nay là các nhà bán lẻ Việt Nam phải liên kết lại, khắc phục nhanh những điểm yếu của mình. Giới chuyên gia cho rằng cạnh tranh là khó khăn nhưng đồng thời cũng chính là động lực cho DN bán lẻ nội địa phát triển, là cơ hội cọ sát nhằm giữ vững thị phần, thậm chí là gia tăng thị phần.

Dẫn kinh nghiệm từ hoạt động kinh doanh của DN mình, ông Nguyễn Đức Tài, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Thế Giới Di động (MWG), cho biết giai đoạn 2008-2009, khi MWG chưa có đối thủ trên thị trường, thiếu sự cạnh tranh chính là điều cản trở sự tăng trưởng của MWG.

Theo ông Tài, khi có cạnh tranh, buộc MWG luôn giữ tư thế làm tốt để tiến về phía trước, nâng cao hiệu quả, mang đến sự tăng trưởng ấn tượng. Sự cạnh tranh là động lực cho sự tăng trưởng của DN, đồng thời cũng đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, nâng tầm dịch vụ bán lẻ.

 

Nguồn tin: TBKD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 441

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 440


Hôm nayHôm nay : 9938

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 540889

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43052658



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach