Mỹ
ra
khỏi
TPP,
“món
quà”
cho
Trung
Quốc?
Thứ
ba
-
24/01/2017
05:50
Động
thái
này
của
ông
Trump
được
dự
báo
sẽ
giúp
củng
cố
sức
mạnh
cho
ngành
sản
xuất
công
nghiệp
của
Mỹ,
nhưng
cũng
lại
gây
thiệt
hại
cho
uy
tín
của
Mỹ
ở
châu
Á.
Ngoài
ra,
việc
Mỹ
không
còn
là
thành
viên
TPP
còn
là
một
đòn
giáng
mạnh
vào
nỗ
lực
của
cựu
Tổng
thống
Mỹ
Barack
Obama
về
dịch
chuyển
trọng
tâm
chính
sách
đối
ngoại
của
Mỹ
từ
Trung
Đông
sang
châu
Á.
“Món
quà
lớn
cho
Trung
Quốc”
Giữa
lúc
chính
quyền
Trump
rút
lui
khỏi
châu
Á
bằng
cách
ký
sắc
lệnh
ngày
23/1
về
ra
khỏi
TPP,
các
nhà
lãnh
đạo
Trung
Quốc
đang
đẩy
nhanh
các
nỗ
lực
toàn
cầu
hóa
và
ca
ngợi
tự
do
thương
mại.
Trong
bài
phát
biểu
hồi
tuần
trước
tại
Diễn
đàn
Kinh
tế
Thế
giới
(WEF)
tổ
chức
thường
niên
tại
Davos,
Thụy
Sỹ,
Chủ
tịch
Trung
Quốc
Tập
Cận
Bình
đã
so
sánh
chủ
nghĩa
bảo
hộ
với
“tự
khóa
mình
trong
căn
phòng
tối”,
đồng
thời
phát
tín
hiệu
rằng
Trung
Quốc
sẵn
lòng
đàm
phán
các
thỏa
thuận
tự
do
mậu
dịch
khu
vực.
Trung
Quốc
hiện
đã
khởi
xướng
và
thúc
đẩy
một
thỏa
thuận
gồm
16
quốc
gia
thành
viên
mang
tên
Hiệp
định
Đối
tác
kinh
tế
toàn
diện
khu
vực
(RCEP).
Thỏa
thuận
này
không
có
sự
tham
gia
của
Mỹ
và
thiếu
vắng
một
số
điều
khoản
về
bảo
vệ
môi
trường
mà
người
lao
động
như
ông
Obama
đã
đàm
phán
trong
TPP.
Các
thành
viên
của
thỏa
thuận,
ngoài
Trung
Quốc,
có
các
nước
Đông
Nam
Á,
cùng
Nhật
Bản,
Hàn
Quốc,
Australia,
New
Zealand,
và
Ấn
Độ.
Ngoài
ra,
Trung
Quốc
cũng
muốn
lấp
đầy
khoảng
trống
lãnh
đạo
mà
Mỹ
để
lại
trong
khu
vực,
nhân
lúc
ông
Trump
giữ
lập
trường
bảo
hộ
tăng
cường
quan
hệ
với
các
đồng
minh
truyền
thống
của
Mỹ
như
Philippines
và
Malaysia.
“Mỹ
có
ngựa,
Trung
Quốc
cũng
có
ngựa,
nhưng
con
ngựa
của
Mỹ
đã
ra
ngoài
đồng
cỏ
và
không
còn
ở
trong
cuộc
đua
nữa”,
ông
Eric
Altbach,
Phó
chủ
tịch
Albright
Stonebridge
Group
ở
Washington,
nhận
định.
“Đây
là
một
món
quà
lớn
cho
Trung
Quốc
bởi
giờ
đây
họ
có
thể
tiến
lên
nắm
lấy
vị
trí
đầu
tàu
tự
do
hóa
thương
mại”.
Thượng
nghị
sỹ
Cộng
hòa
John
McCain,
Chủ
tịch
Ủy
ban
Quân
vụ
Thượng
viện
Mỹ,
chỉ
trích
quyết
định
của
ông
Trump.
Theo
ông
McCain,
việc
Mỹ
rút
khỏi
TPP
“sẽ
mở
đường
cho
Trung
Quốc
viết
lại
các
nguyên
tắc
kinh
tế
theo
hướng
gây
thiệt
hại
cho
người
lao
động
Mỹ”.
“Và
việc
này
sẽ
gửi
đi
một
tín
hiệu
có
vấn
đề
về
sự
thoái
lui
của
Mỹ
ở
khu
vực
châu
Á-Thái
Bình
Dương”,
ông
McCain
nói.
Đảng
Dân
chủ
vui
mừng
Theo
ông
Jack
Thompson,
nhà
nghiên
cứu
cấp
cao
thuộc
Trung
tâm
Nghiên
cứu
an
ninh
ở
Zurich,
Thụy
Sỹ,
ông
Obama
xem
TPP
“không
chỉ
là
một
thỏa
thuận
giúp
đẩy
mạnh
thương
mại
quốc
tế”
mà
còn
là
một
sáng
kiến
quan
trọng
“nhằm
xây
dựng
và
duy
trì
quan
hệ
đối
tác
dài
hạn
để
trấn
an
các
quốc
gia
trong
khu
vực”.
Việc
ông
Trump
rút
khỏi
thỏa
thuận
“trực
tiếp
phá
hỏng
những
nỗ
lực
tỉ
mỉ
này
và
tạo
cho
Trung
Quốc
một
cơ
hội
khác
để
chứng
tỏ
rằng
họ
đại
diện
cho
tương
lai
của
hệ
thống
an
ninh
và
kinh
tế
ở
Đông
Á,
rằng
nước
Mỹ
đang
suy
yếu
và
các
nước
khác
không
thể
dựa
vào
Mỹ
nữa”,
ông
Thompson
nhận
định.
Trong
quá
trình
thu
hút
sự
ủng
hộ
cho
TPP,
ông
Obama
thường
xuyên
cảnh
báo
rằng
sự
thất
bại
của
thỏa
thuận
này
sẽ
cho
phép
Bắc
Kinh
thế
chỗ
Washington
ở
vị
trí
đi
đầu
trong
thiết
lập
các
nguyên
tắc
thương
mại
toàn
cầu.
Các
cố
vấn
của
ông
Obama
cũng
ước
tính
rằng
nếu
được
thông
qua,
RCEP
sẽ
khiến
các
ngành
công
nghiệp
Mỹ
với
tổng
kim
ngạch
xuất
khẩu
hơn
5
tỷ
USD
sang
Nhật
Bản
bị
mất
thị
phần.
Tuy
nhiên,
TPP
chưa
bao
giờ
có
được
sự
ủng
hộ
mạnh
mẽ
trong
Quốc
hội
Mỹ,
đặc
biệt
là
phe
Dân
chủ.
Nhiều
nghị
sỹ
Dân
chủ
ngày
23/1
đã
lên
tiếng
hoan
nghênh
việc
Trump
rút
Mỹ
khỏi
TPP.
“Tôi
vui
mừng
khi
thấy
TPP
chết”,
thượng
nghị
sỹ
Dân
chủ
Bernie
Sanders,
người
tham
gia
tranh
cử
Tổng
thống
Mỹ
2016,
tuyên
bố.
Theo
Bloomberg,
ảnh
hưởng
kinh
tế
lớn
nhất
có
khả
năng
sẽ
rơi
vào
các
công
ty
nhập
khẩu
hàng
dệt
may
và
da
giày
vào
Mỹ,
những
doanh
nghiệp
vốn
hy
vọng
vào
việc
được
cắt
giảm
thuế
quan
nhờ
TPP.
Wal-Mart,
Gap
và
Nike
là
vài
trong
số
những
công
ty
vận
động
hành
lang
mạnh
nhất
cho
TPP.
Ngoài
ra,
những
công
ty
phần
mềm
và
giải
trí
như
Disney
và
Comcast
cũng
mất
đi
một
cơ
hội
để
chống
lại
nạn
xâm
phạm
bản
quyền.
Mất
niềm
tin
Các
nhà
lãnh
đạo
của
châu
Á
đã
đầu
tư
nhiều
vốn
liếng
chính
trị
để
TPP
được
ký
kết.
Giờ
đây,
khi
Mỹ
bỏ
cuộc,
các
nước
này
đã
bày
tỏ
sự
hoài
nghi
và
lo
ngại
có
thể
ảnh
hưởng
đến
các
lĩnh
vực
khác
của
quan
hệ
với
Mỹ.
Theo
ông
Ian
Bremmer,
việc
“khai
tử”
TPP
“thực
sự
làm
Mỹ
suy
yếu”
trong
con
mắt
các
nước
đồng
minh
châu
Á.
“Các
nước
đã
dành
nhiều
tâm
huyết
cho
TPP,
và
giờ
đây
họ
cảm
thấy
không
thể
tin
tưởng
vào
Mỹ
nữa”,
ông
Bremmer
nói.
Nhiều
nước
ở
châu
Á
và
Mỹ
Latin
đang
cho
thấy
rằng
“nếu
Mỹ
không
làm
đúng
cam
kết,
thì
họ
sẽ
quay
sang
Trung
Quốc”.
Trong
chuyến
thăm
Nhà
Trắng
vào
tháng
8
năm
ngoái,
Thủ
tướng
Singapore
Lý
Hiển
Long
đã
cảnh
báo
rằng
việc
từ
bỏ
TPP
sẽ
gây
thiệt
hại
cho
tất
cả
các
khía
cạnh
của
quan
hệ
Mỹ-Nhật,
bao
gồm
liên
minh
quân
sự
giữa
hai
nước.
“Sống
trong
một
thế
giới
bất
ổn,
người
Nhật
dựa
vào
chiếc
ô
hạt
nhân
của
Mỹ.
Họ
sẽ
đặt
câu
hỏi
rằng
về
thương
mại,
Mỹ
không
giữ
lời,
thì
trong
vấn
đề
sự
sống
và
cái
chết,
họ
sẽ
phải
dựa
vào
ai”,
ông
Lý
Hiển
Long
nói.
“Chắc
chắn
đây
là
một
sự
tính
toán
nghiêm
túc.
Họ
không
nói
ra,
nhưng
tôi
tin
là
họ
nghĩ
vậy”.