Nghị quyết 120 của Chính phủ ban hành vào năm 2017 nhấn mạnh đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên trên tinh thần xem ĐBSCL như một thể thống nhất. Các giải pháp canh tác nông nghiệp theo hướng KTTH, giảm thiểu sử dụng nguồn đầu vào, tái chế, tái sử dụng các nguồn chất thải và tận dụng các nguồn đầu ra là xu hướng phát triển phù hợp cho các ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời gian tới.
Các giải pháp này không chỉ góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn đóng góp vào việc gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích canh tác và giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên việc áp dụng các mô hình KTTH trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL cũng sẽ gặp nhiều thách thức, trong đó có các vấn đề liên quan đến nguồn lực và mong muốn triển khai, công nghệ và tính khả thi của giải pháp, cũng như thể chế và vai trò tham gia của các bên liên quan.
Do đó cần xây dựng lộ trình triển khai cụ thể, trong đó nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc quản lý, ban hành các quy chế và tiêu chuẩn liên quan đến KTTH và sự liên kết các bên liên quan trong việc nghiên cứu, thực hành và nhân rộng các mô hình KTTH hiệu quả.
Nguồn tin: BSA
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 143
•Máy chủ tìm kiếm : 8
•Khách viếng thăm : 135
Hôm nay : 4585
Tháng hiện tại : 629288
Tổng lượt truy cập : 50047922