07:12 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Trung Trung bộ

Thứ sáu - 26/08/2016 08:00
Theo đó, nhóm 3 gồm 6 cảng biểnQuảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi được quy hoạch chi tiết như sau:

Cảng biển Quảng Bình là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng, gồm khu bến Hòn La và bến vệ tinh Sông Gianh. Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 8,7 đến 10,1 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 18,7 đến 21,7 triệu tấn/năm.

Cảng biển Quảng Trị là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng, gồm khu bến Bắc Cửa Việt, Nam Cửa Việt và khu bến Mỹ Thủy. Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 3,5 - 4,3 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 12,7-15,5 triệu tấn/năm.

Cảng biển Thừa Thiên Huế là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I), bao gồm các khu bến chức năng: khu bến Chân Mây, Thuận An và bến chuyên dùng tại Điền Lộc. Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 4,8 - 5,4 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 8,9 - 10,2 triệu tấn/năm.

Cảng biển Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I) nghiên cứu khả năng phát triển để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung (loại IA), bao gồm các khu bến: Tiên Sa, Thọ Quang và Liên Chiểu. Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 11,1 - 13,2 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 22,9-27,9 triệu tấn/năm.

Cảng biển Kỳ Hà (Quảng Nam) là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng, bao gồm các khu bến: Kỳ Hà, Tam Hiệp. Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 5,0 đến 5,8 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 11,7-12,7 triệu tấn/năm.

Cảng biển Quảng Ngãi là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến: Dung Quất I, Dung Quất II và các bến vệ tinh Sa Kỳ, Lý Sơn. Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 20,9 - 21,9 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 32,9-35,6 triệu tấn/năm.

Bên cạnh đó, nâng cấp Quốc lộ 12 đoạn từ Quốc lộ 1A đến bến cảng Hòn La và tuyến kết nối từ quốc lộ 1A vào khu bến cảng Gianh; nâng cấp Quốc lộ 9 đoạn từ Quốc lộ 1A đến cảng Cửa Việt từ 2 làn xe lên 4 làn xe...

Nhiều chính sách, giải pháp để thực hiện

Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đã đưa ra nhiều chính sách, cơ chế và giải pháp như: Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bằng các hình thức PPP (BOT, BTO...); tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định; nguồn vốn ngân sách chỉ đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng...) của cảng biển, bến cảng quan trọng.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng đơn giản hóa và hội nhập quốc tế; lưu ý dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối logistics...

Theo Lưu Thủy

Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 309


Hôm nayHôm nay : 53769

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 951945

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 41851757



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach