10:50 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Bloomberg: Việt Nam và những lựa chọn khó khăn trước nguy cơ khủng hoảng quỹ BHXH

Thứ hai - 06/04/2015 05:34

Việt Nam đang đứng trước những quyết định khó khăn trong nỗ lực cải tổ hệ thống lương hưu mà theo dự báo của Tổ chức lao động quốc tế ILO là có thể sẽ bắt đầu thâm hụt từ năm 2021 và hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2034 nếu không thực hiện cải cách.


Nội dung nổi bật:

- Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng chính phủ thay đổi điều 60 của Luật BHXH là nhằm mục đích khuyến khích người lao động tiết kiệm nhiều hơn cho thời kỳ hưu trí. Tuy nhiên, nếu người lao động không muốn thay đổi, có thể điều chỉnh lại như cũ và chính sách đó sẽ trở thành một lựa chọn cho họ trong luật mới.

- Theo ILO, Việt Nam không phải là nước duy nhất ở châu Á phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng quỹ BHXH.


Gyorgy Sziraczki – giám đốc ILO tại Việt Nam - cho rằng nhiều công nhân hiện coi công việc của họ là tạm thời và có kế hoạch sử dụng số tiền bảo hiểm XH được tích luỹ từ tiền lương hàng tháng để làm vốn kinh doanh hoặc giúp đỡ gia đình khi quay trở về làng quê.

Tuần trước, 4 nhà máy với hơn 90.000 công nhân của Công ty Pou Yuen Việt Nam đã ngừng làm việc vì không đồng tình với quy định mới trong điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2016), trong đó quy định người lao động không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như Luật hiện hành.

Tại phiên họp báo chính phủ hôm 1/4, Chính phủ đã nhất trí sẽ kiến nghị Quốc hội sửa đổi luật theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thì hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Sáng 2/4, các công nhân của Pou Yuen đã trở lại hoạt động bình thường.

“Thách thức ở đây là chính phủ sẽ không thể duy trì một hệ thống lương hưu bền vững nếu không có nguồn đóng góp”, Gyorgy Sziraczki – giám đốc ILO tại Việt Nam – trao đổi với Bloomberg qua điện thoại. “Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan rất khó giải quyết”.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng chính phủ thay đổi điều 60 là nhằm mục đích khuyến khích người lao động tiết kiệm nhiều hơn cho thời kỳ hưu trí. Theo luật hiện hành, người lao động được phép rút tiền nhưng phải bị trừ những năm đó.

"Chúng tôi đang cố gắng tạo cho người lao động một cuộc sống đảm bảo hơn khi về hưu”, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết. “Tuy nhiên, nếu người lao động không muốn thay đổi, chúng tôi sẽ xem xét có thể điều chỉnh lại như cũ và chính sách đó sẽ trở thành một lựa chọn cho họ trong luật mới”.

Ông Lợi cũng cho biết mỗi năm có khoảng 500.000 lao động xin hưởng BHXH một lần và số này đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.

Theo ông Sziraczki, nhiều công nhân hiện coi công việc của họ là tạm thời và có kế hoạch sử dụng số tiền bảo hiểm XH được tích luỹ từ tiền lương hàng tháng để làm vốn kinh doanh hoặc giúp đỡ gia đình khi quay trở về làng quê. Hiện có khá ít chương trình tài chính vi mô có thể giúp ích cho họ.

Việt Nam không phải là nước duy nhất đối mặt với nguy cơ khủng hoảng quỹ hưu trí. “Các xu hướng tương tự cũng đang diễn ra trên khắp châu Á”, ông Sziraczki nói.

Hàn Quốc, quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất ở OECD, đã yêu cầu các chủ sử dụng lao động bắt đầu cung cấp kế hoạch hưu trí cho nhân viên từ năm 2016, sau khi nhận ra rằng quỹ hưu trí của nước này có thể vỡ vào năm 2060, khi số dân trên 65 tuổi tăng gấp ba.

Đức và Anh cũng có kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67 tuổi, trong khi Australia muốn nâng lên mức 70 tuổi (cao nhất thế giới).

Chính phủ Singapore cũng buộc các công ty phải đưa ra lựa chọn làm việc thêm 3 năm nữa đối với những người 62 tuổi (là độ tuổi nghỉ hưu chính thức). Đến năm 2017 con số có thể được nâng lên 5 năm.

Ở Việt Nam, trong ít nhất 2 năm qua, các đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu đã được đưa ra bàn thảo nhưng cuối cùng đã bị các nhà lập pháp rút khỏi dự thảo luật BHXH sửa đổi. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách đã bàn luận về các phương án làm cho hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện hấp dẫn hơn.

Tính đến năm 2010, chương trình bảo hiểm xã hội bắt buộc đã có sự tham gia của 9,3 triệu người, tương đương 20% lực lượng lao động, theo ước tính của ADB. Chương trình tự nguyện có 62.000 người tham gia.

Thu Hương

Theo InfoNet/Bloomberg

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 109

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 39646

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 979098

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44346783



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach