06:07 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Hàng Trung Quốc làm khó các nhà sản xuất châu Phi

Thứ năm - 23/08/2012 05:49

Từ hòn đảo Lagos, bạn có thể nhìn thấy rất rõ những tàu chở hàng khổng lồ cập bến. Cách không xa khu chợ Bagogun, bạn cũng sẽ nhìn thấy nhiều hàng hóa được vận chuyển vào kho.

Tại một khu chợ nhỏ, những quay hàng di động tràn ngập đường phố của thủ đô thương mại Nigiêria. Tại đây có đủ các mặt hàng như bật lửa, giày dép, radio, quần áo...Theo lẽ thông thường, những hàng hóa này thường là do trong nước sản xuất. Thế nhưng....

"Tất cả đều do Trung Quốc sản xuất", anh Mustafa Adekule, 29 tuổi người bán vali và thắt lưng cho biêt. "Chất lượng hàng hóa tốt hơn và giá cả lại rẻ hơn. Trung Quốc đang giúp chúng tôi bằng cách làm ra những sản phẩm mà chúng tôi thừa sức làm được".

Những người mua hàng có thể thích những sản phẩm của Trung Quốc nhưng các nhà sản xuất và chính trị gia trên lục địa này thì không thích điều đó. Tại Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi vừa diễn ra trong hai ngày 19 và 20/7 vừa qua tại Bắc Kinh, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã khẳng định rằng mô hình quan hệ thương mại song phương hiện nay giữa hai nước chủ yếu là Trung Quốc nhập nguyên liệu thô từ châu Phi và xuất lại lục địa đen này hàng hóa.

Trong một bài trả lời phỏng vấn tại thủ đô Luân Đôn hồi tháng trước, Tổng thống Nigiê Mahamadou Issoufou cho biết: "các doanh nghiệp trong nước đang rất tức giận. Tại một châu lục có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý như quặng uranium, dầu mỏ...các doanh nghiệp lại không phát huy được thế mạnh. Chúng tôi đang thực thi chính sách mở cửa, kêu gọi các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng đối tác sẽ làm sao để hai bên cùng có lợi và đó chính là mối quan hệ thương mại giữa chúng tôi với Trung Quốc. Chúng tôi sẽ dựa vào lợi thế của mình và họ sẽ bảo vệ chúng tôi."

Năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Phi tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 73 tỷ USD, gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Kênia hoặc Êtiôpi. Giới chức Trung Quốc cam kết thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của châu Phi, bao gồm mở rộng lĩnh vực sản xuất theo hướng giảm thuế xuất xuống bằng không. Nhưng trên thực tế thì không phải vậy.

Tại diễn đàn trên, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi: "Chúng ta nên nỗ lực hơn nữa để hội nhập thương mại và cải tiến thương mại". Tuy nhiên, các nhà sản xuất châu Phi khẳng định họ không đủ năng lực để có thể làm việc đó.

Ở một vài nước như Nam Phi và Kênia thì hàng hóa rẻ có xuất sứ Trung Quốc đã buộc các nhà máy địa phương phải đóng cửa và khiến hàng hóa ở đây bị lưu kho.

Stewart Jennings - Giám đốc điều hành Tập đoàn PG, một hãng sản xuất kính của Nam Phi, đồng thời là Chủ tịch công ty Manufacturers Circle, một công ty chuyên vận động hành lang cho các hãng sản xuất ô tô lớn cho biết: "châu Phi không thể cạnh tranh với Trung Quốc. Đó là điều không thể vì sự so sánh này không cùng cấp độ".

Một doanh nhân Trung Quốc cho biết anh ta tin rằng có đến 40% hàng hóa được chính phủ trợ giá thông qua những biện pháp tài chính và các công ty Trung Quốc luôn được khuyến khích để xuất khẩu. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp Nam Phi đứng trước cuộc cạnh tranh một cách thật sự.

Giám đốc Jennings cho biết: "Nếu chúng tôi phải cạnh tranh với Trung Quốc, chúng tôi phải tăng lương lên từ 50-80%, một điều không thể thực hiện được. Và đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp tại châu Phi. Theo tôi, Trung Quốc đang xuất khẩu thất nghiệp".

Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh rất phức tạp đang diễn ra ở nhiều nước thuộc lục địa đen này. Tại Nigiêria, một quốc gia đông dân nhất châu Phi, việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp địa phương, đặc biệt là ngành dệt may. Đó là câu chuyện của một vài năm về trước, và nguyên nhân có thể là do cơ sở hạ tầng yếu kém của những nước này cũng như sự quản lý thiếu tính cạnh tranh. Nhưng hơn thế, những quốc gia này lại thu nhập chủ yếu nhờ vào việc bán dầu mỏ, nguồn thu từ "vàng đen" chiếm hơn 80% ngoại tệ quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc, trừ xuất khẩu dầu mỏ, từ sản xuất hàng hóa đến nông nghiệp đều bị xao nhãng.

Mặc dù chính phủ đã nỗ lực cứu chữa nhưng hầu hết hàng hóa điều phải nhập khẩu, từ gạo đến hàng hóa nhỏ nhất như chiếc ghim, quần áo.... Và nó không đơn giản như việc doanh nghiệp Trung Quốc gửi hàng hóa của họ đến Lagos; mà những doanh nghiệp nhỏ lẻ ở quốc gia này muốn sang Trung Quốc để tìm nguồn hàng mang về. Nicholas Obi, một nhà buôn 26 tuổi, anh cho biết "mỗi năm tôi đến Quảng Đông 3-4 lần để mua hàng nghìn chiếc quần cho quầy hàng của tôi tại khu chợ Balogun". Anh chia sẻ: "Nếu tôi đến Italia, quần áo ở đây sẽ quá đắt. Do đó, tôi đến Trung Quốc để tìm kiếm những hàng hóa đáp ứng được nhu cầu khách hàng của tôi".

Khi được hỏi sản phẩm như thế nào anh có thể mang từ Nigiêria sang bán ở Trung Quốc để giúp cân bằng cán cân thương mại, anh ta trả lời: "Nguồn sống của những người Nigiêria khác là ở chỗ đó".

Trong một chuyến tham dự hội chợ thương mại tại Trung Quốc, nhà máy dệt Kênia Sati Bedi đã rất bất ngờ khi nhìn thấy những mẫu mã vải sợi mang logo nhà máy được một công ty Trung Quốc trưng bày tại đây. Kết quả là Bedi đã mất hợp đồng may đồng phục cảnh sát Kênia vào tay công ty Trung Quốc. Giám đốc nhà máy trên cho biết chúng tôi không có một nền kinh tế thực sự, cơ sở hạ tầng là điều bất lợi của chúng tôi. Điều duy nhất chúng tôi có là giá nhân công rẻ. Anh này nhấn mạnh, "sợi vải của họ cũng không đạt tiêu chuẩn. Trung Quốc làm giả mạo mọi thứ, từ pin đến điện thoại di động và hiện chúng đang bị "nhạo bang" tại thị trường Nairobi. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại thích những loại hàng hóa đó nhất là điện thoại di động của nước này".

Chris Kirubi là giám đốc ngành công nghiệp hàng đầu của Kênia, chủ công ty Haco Tiger-một hãng sản xuất mọi thứ từ xà phòng rửa mặt đến chất tẩy rửa dùng trong gia đình cho rằng, chính phủ đã không có chính sách minh bạch về cạnh tranh, nên đã đẩy các doanh nghiệp chúng tôi vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt như thế này". Anh Kirubi nhấn mạnh: "Tôi không cho là Trung Quốc không đúng, chính phủ phải đưa ra chính sách rõ ràng đối với những mặt hàng nhái và qui định tiêu chuẩn hàng hóa đến từng chi tiết nhỏ nhất của các mặt hàng nhập khẩu. Dựa trên tiêu chí đó, chúng tội mới có thể bảo vệ được hàng hóa công nghiệp của chúng tôi tại châu Phi, đồng thời nâng cao giá trị đối với nguyên liệu thô mà chúng tôi đang có".

Anh Kirubi nói tiếp: "Các khoản vay từ Trung Quốc đã giúp chúng tôi xây dựng đường giao thông, điều này đã giúp chúng tôi giảm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, các hãng sản xuất Kênia vẫn phải làm việc để giải quyết các vấn đề  như chi phí giá điện cao. Không có sự phát triển đó, chúng tôi sẽ không bao giờ cạnh tranh được".

MAI LINH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 131

Máy chủ tìm kiếm : 23

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 31046

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 928386

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44296071



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach