08:40 EDT Thứ hai, 29/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Một cách giữ chân người tài

Thứ sáu - 03/07/2015 03:04

Delta Cockins, một nhân viên của cửa hàng bán lẻ trực tuyến Betabrand có trụ sở tại Francisco, Mỹ vừa có chuyến du hí ở Paris về. Ở khách sạn xịn, đáp chuyến máy bay thẳng không quá cảnh, và những trải nghiệm tuyệt vời của một người lần đầu tiên đặt chân ra khỏi nước Mỹ. Người phụ nữ này chỉ việc thoả sức vui chơi, vì chi phí đã có công ty lo.

 

Ảnh minh họa: Internet
 
Đấy là một phần của chương trình Flyaway, nôm na là xách balô lên và đi, mà công ty Betabrand vừa bắt đầu thực hiện từ đầu năm nay. Cứ mỗi sáu tuần là có một nhân viên được hưởng một kỳ du lịch nước ngoài, được công ty bao chi phí máy bay và chỗ ở. Không phải ai cũng được đi mà chỉ những người chưa bao giờ đi ra khỏi nước Mỹ vì không có khả năng tài chính. Delta Cockins thì chưa hề biết passport là gì. Quy định của Betabrand là đi thì đi nhưng phải giữ liên hệ với công ty qua mạng xã hội, và khi về thì viết một bài thu hoạch từ chuyến đi đó.
 
Khoảng cuối năm ngoái, trong một khoảnh khắc đang tận hưởng niềm vui, Chris Lindland, CEO của Betabrand, nhận thấy rất ít nhân viên của mình đi du lịch ở nước ngoài. Và thế là ông nảy ra ý tưởng kêu gọi nhân viên hãy xách balô lên và đi. Lindland dùng thẻ tín dụng, sử dụng các điểm thưởng tích luỹ đó để lập ra một quỹ tài trợ cho chương trình này. Vị CEO này nghĩ đơn giản đó cũng là một hình thức đầu tư.
 
Nhưng xem ra điều đó chẳng thấm vào đâu so với công ty về công nghệ Full Contact tại Denver, Colorado, khi công ty này tặng tiền cho nhân viên mình giúp chi trả các khoản vui chơi. Ngoài quy định 15 ngày phép một năm, chưa kể lễ lạt, thì mỗi nhân viên được cấp cho 7.500 USD để đi chơi mỗi năm. Điều kiện để nhận được số tiền này thật không thể tin được: phải toàn tâm toàn ý với việc vui chơi, tuyệt đối không được dính dáng gì tới công việc, tức là không động đến email, điện thoại liên quan đến công việc. Nếu không tuân thủ điều này thì hoàn trả lại tiền.
 
Cả Betabrand lẫn Full Contact nằm trong trào lưu các công ty muốn dành cho nhân viên của mình những kỳ nghỉ, kêu gọi nhân viên mình rời khỏi bàn giấy, khỏi chỗ làm, đi khám phá các chân trời mới. Những cái tên như Airbnb, Evernote, Afar Media, G Adventures, and Think Parallax… cứ hàng năm chi cho mỗi nhân viên, hoặc một số nhân viên, số tiền từ 1.000 – 4.000 USD để họ đi du lịch, hoặc đi tìm hiểu cuộc sống ở một vùng đất mới, trải nghiệm mới, hay đơn giản là muốn nhân viên hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ của mình.
 
Không như Full Contact cách ly nhân viên hoàn toàn với công việc, một số gắn kết chuyến đi với nghề của mình. Tạp chí Afar chuyên về du lịch ở Mỹ chẳng hạn chi thêm một khoản 2.000 USD để nhân viên mình đi đến một nơi mà họ chưa bao giờ đặt chân đến. Người đi có một nhiệm vụ duy nhất là đăng các trải nghiệm của mình lên website của công ty.
 
Hay Think Parallax, một công ty về truyền thông sáng tạo ở California thì cấp 1.500 USD cho nhân viên mình nhưng biến đó thành một trò chơi. Người nào nhận số tiền này thì chọn một điểm đến mới để đi nhưng phải giữ bí mật với đồng nghiệp. Người tham gia phải để lại một dấu tích trên các mạng như Instagram hay Facebook để những người ở nhà đoán thử họ đang ở đâu. Khi về nhà thì người đi phải có một bài thuyết trình mô tả cho các đồng nghiệp nghe, với đầy đủ hình ảnh và video về các trải nghiệm của mình, sau đó còn đăng lên blog nữa.
 
Thoạt nghe thì thấy các ông chủ có vẻ như khá xa hoa, nhưng ngẫm lại thì đó là một cách hay để khích lệ nhân viên. Chính sách của công ty và sự hưởng ứng từ các nhân viên giúp cho người lao động cân bằng được cuộc sống và làm việc. Những chuyến đi thực sự sẽ rất bổ ích, vừa giúp nhân viên có các trải nghiệm mới, vừa giúp mở mang được tư duy, kích thích được tinh thần làm việc. Điều đó giúp cho người nhân viên gắn kết hơn nữa với những người xung quanh, và rộng hơn là với doanh nghiệp. Rất nhiều công ty coi môi trường làm việc vui vẻ là một yếu tố cạnh tranh, và việc mang đến những niềm vui, hạnh phúc của nhân viên sẽ chỉ mang đến những điều lợi. Nhân viên có vui vẻ thì mới có thể làm việc tốt, nhất là những vị trí sáng tạo hay làm việc trực tiếp với khách hàng. Thực tế thì sau các chuyến đi đó, các ông chủ quan sát thấy những sự thay đổi tích cực của các nhân viên mình, và điều đó giúp người nhân viên có hứng thú hơn, chăm chỉ hơn, năng suất lao động được tăng lên. Dĩ nhiên, một mục đích khác cũng được nhắm tới: xây dựng một văn hoá chia sẻ, tinh thần đội nhóm…
 
Chính vì thế, những người như CEO của Betabrand coi đó là một khoản đầu tư, còn các chuyên gia thì coi đó như là chi phí đào tạo, hơn chỉ là một cách để giữ chân nhân viên.
 
Rất nhiều công ty coi môi trường làm việc vui vẻ là một yếu tố cạnh tranh, và việc mang đến những niềm vui, hạnh phúc của nhân viên sẽ chỉ mang đến những điều lợi. Nhân viên có vui vẻ thì mới có thể làm việc tốt, nhất là những vị trí sáng tạo hay làm việc trực tiếp với khách hàng.
 
 
theo Trần Phi Tuấn (báo Thế Giới Tiếp Thị)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 478


Hôm nayHôm nay : 99095

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 728426

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43240195



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach