Nói như Divya Devesh, chiến lược gia ngoại hối tại ngân hàng Standard Chartered, sự phân cực giữa thị trường mới nổi và thị trường phát triển chính là một hệ lụy của “chiến lược reflation* theo phong cách Trump”.
Các thị trường mới nổi đã cảm nhận được “sức nóng”. Đồng ringgit của Malaysia giảm 1% so với mốc 4,48 ringgit đổi 1 USD của tháng 9 năm ngoái, xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính châu Á thời kỳ những năm 1990.
Thị trường chứng khoán Malaysia cũng không khá hơn là mấy. Tuần trước, các nhà đầu tư rút 248 tỷ USD ra khỏi thị trường này, đánh dấu tuần bị bán ra mạnh nhất kể từ tháng 6.
Đồng ringgit Malaysia rơi xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng 1998. Nguồn: Bloomberg.
Tuy nhiên, ở phía bờ bên kia của Thái Bình Dương lại là câu chuyện trái ngược. Cả 4 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ - gồm S&P 500, Dow Jones, Nasdaq và Russell 2000 – đều lập đỉnh. Được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường hàng hóa, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1999 hiện tượng này xảy ra.
Thị trường chứng khoán Mỹ đang có một "bữa tiệc giống như những năm 1990" với cả 4 chỉ số lập đỉnh. Nguồn: Bloomberg
Giống như khi cựu Tổng thống Bill Clinton rời nhiệm sở, giá dầu một lần nữa gắng gượng vượt khỏi mức thấp nhất nhiều năm trong bối cảnh các nước OPEC tìm đủ cách thuyết phục cả các nước thành viên và những nước bên ngoài tổ chức cắt giảm nguồn cung.
Và cũng giống như những năm 1990, yên Nhật là đồng tiền có diễn biến tốt nhất trong nhóm G-10 kể từ đầu năm đến nay.
Không chỉ vậy, đồng USD cũng có chuỗi tăng giá dài nhất so với đồng euro kể từ khi châu Âu khai sinh đồng tiền này năm 1999.
Đồng USD tăng cao kỷ lục so với euro. Nguồn: Bloomberg.
Theo Devesh, các thị trường hiện đang diễn biến theo giả định dưới thời Trump Mỹ sẽ tăng chi tiêu công. Dự đoán cho rằng chính sách tài khóa và tiền tệ theo hướng kích thích tăng trưởng và tạo ra lạm phát khiến giá của các tài sản Mỹ (USD, lãi suất, chứng khoán) tăng cao.
Trong 2 tuần qua, lợi suất trái phiếu quốc tế tăng mạnh kỷ lục – nhanh gấp 1,5 lần so với mốc kỷ lục trước đó được lập năm 1994. Thị trường dự đoán Cục dự trữ liên bang (Fed) sẽ nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát được cho là sẽ tăng mạnh vì chính sách cắt giảm thuế và tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Trump.
Lợi suất trái phiếu tăng mạnh. Nguồn: Bloomberg.
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 398
•Máy chủ tìm kiếm : 43
•Khách viếng thăm : 355
Hôm nay : 32980
Tháng hiện tại : 109285
Tổng lượt truy cập : 50537829