Một trong những chiêu quảng cáo của Masan là đánh vào tâm lý sợ hãi của người tiêu dùng. Còn nhớ khi người tiêu dùng Việt Nam cảnh giác hơn với bột ngọt, Masan đã tung ra quảng cáo Chinsu “hạt nêm không bột ngọt”. Tuy nhiên, quảng cáo này đã nhanh chóng bị "bóc mẽ" khi mẫu hạt nêm này được đưa đi kiểm nghiệm tại Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM. Kết quả là Chinsu không chứa bột ngọt mà chứa bột...siêu ngọt.
Cũng mang nhãn hiệu Chinsu, nước mắm Chinsu được Masan quảng cáo là “hảo hạng”. Hảo hạng nhưng độ đạm trong nước mắm Chinsu chỉ là 12 độ, trong khi tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107:2003 thì nước mắm trên 25 độ mới là thượng hạng, trên 30 độ mới là đặc biệt.
Lĩnh vực mỳ tôm của Masan cũng không chịu kém cạnh về những scandal quảng cáo. “Mỳ Tiến Vua - Mỳ vì sức khỏe”, “Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành) xuất hiện liên tục trên truyền hình khiến người tiêu dùng đặt trọn niềm tin cho sản phẩm này. Thế nhưng qua kiểm nghiệm, Mỳ Tiến Vua được xác định là có Transfat.
Hay như mỳ Omachi được quảng cáo là “làm từ khoai tây, không lo bị nóng” được cho là khắc phục được nhược điểm của các loại mỳ ăn liền khác khi kiểm nghiệm ra thì người tiêu dùng cũng lại được phen té ngửa khi Omachi chỉ có vẻn vẹn 5% khoai tây.
Theo Trí thức trẻ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 249
•Máy chủ tìm kiếm : 19
•Khách viếng thăm : 230
Hôm nay : 32018
Tháng hiện tại : 108323
Tổng lượt truy cập : 50536867