Thêm vào đó, triển vọng ảm đạm của nền kinh tế châu Âu theo sau sự kiện “Brexit” kéo giảm cầu tiêu thụ hàng hóa và qua đó làm giảm nhu cầu hàng hóa nhập khẩu vào EU.
“Điều này gây áp lực lên các nhà xuất khẩu lớn vào EU như Trung Quốc hay Việt Nam… Yếu tố này có thể dẫn tới thêm nhiều động thái hạ giá đồng tiền từ phía Trung Quốc nhằm hỗ trợ xuất khẩu giống như giai đoạn tháng 8 năm 2015 trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu của nước này liên tục suy giảm” – VCBS đưa đánh giá.
Biến động đáng kể về tỷ giá
Đối với rủi ro tỷ giá, EUR trong năm 2015 từng giảm giá rất mạnh so với USD với nguyên nhân chính từ chênh lệch về tăng trưởng và tín hiệu chính sách trái chiều của Mỹ và EU. Do đó trong năm nay, nếu Anh rời EU, có khả năng kịch bản sẽ lặp lại khi triển vọng tăng trưởng của EU trở nên tiêu cực trong khi Mỹ dù có thể chịu ảnh hưởng nhưng sẽ không lớn và trực tiếp như ở EU.
Bên cạnh đó, FED có thể trì hoãn hoặc thậm chí không tăng lãi suất nhưng khả năng nới lỏng chính sách ở Mỹ là khó xảy ra. Trong khi đó, với EU, việc tiếp tục tăng cường các biện pháp kích thích là hoàn toàn có thể để đối phó với vấn đề tăng trưởng. EUR mất giá đồng nghĩa với đồng USD mạnh lên tương đối so với các ngoại tệ mạnh khác.
Vấn đề này cùng với việc đồng CNY suy yếu sẽ dẫn tới khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn trong điều hành tỷ giá. Xét tới các yếu tố như tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc cùng với định hướng duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng, NHNN sẽ không còn nhiều dư địa chính sách để giữ ổn định tỷ giá.
Hơn thế nữa, lựa chọn giữ tỷ giá sẽ cần phải đánh đổi bằng thiệt hại về nguồn lực đặc biệt nguồn dự trữ ngoại hối. Cuối cùng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dù đang khá dồi dào nhưng có thể sẽ nóng trở lại khi ngân hàng sẽ phải bán ra lượng tiền đồng lớn để mua và củng cố trạng thái ngoại tệ khi các rủi ro từ phía thế giới tăng lên.
Diễn biến dự báo như trên có thể được kiểm chứng trên thực tế như vào đầu tháng 6 vừa qua khi tỷ giá nóng trở lại trước đồn đoán về FED nâng lãi suất hay đồng CNY mất giá. Độ nhạy của tỷ giá với các tin tức tiêu cực từ thị trường thế giới mạnh lên đáng kể so với thời điểm tháng 1.
“Như vậy, sau khi được giữ ổn định trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi đánh giá, sự kiện Brexit có thể tạo ra những biến động đáng kể về tỷ giá” – VCBS dự báo.
Chứng khoán sẽ là tâm điểm
Chưa hết theo phân tích của VCBS, trong trường hợp Anh rời khỏi EU, thị trường chứng khoán nói riêng và những tài sản ưa rủi ro nói chung sẽ gặp nhiều bất lợi. Trong đó, thị trường chứng khoán sẽ là tâm điểm của các phản ứng tiêu cực.
Xét trên thị trường Việt Nam, vấn đề này có thể cộng hưởng các vấn đề về tăng trưởng, tỷ giá, lãi suất, nợ công, … và khả năng trở thành điểm nhấn kích hoạt gây đảo chiều xu hướng sau “con sóng lớn đầu tiên trong năm 2016” là không thể loại trừ.
Ngoài những tác động đến chỉ số chung, Brexit còn có tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp có quan hệ thương mại với khu vực EU như doanh nghiệp ngành Dệt may, Giày dép, Cà phê, Thủy sản, …. Trong đó, sự kiện này được nhìn nhận mang đến tác động tiêu cực. Ở chiều ngược lại các doanh nghiệp có các khoản vay, các khoản tài trợ bằng đồng EUR sẽ hưởng lợi thế nhất định trong các giao dịch từ sự kiện này. Tuy nhiên cơ cấu các loại ngoại tệ và thời gian đáo hạn của các khoản nợ sẽ góp phần tạo ra các tác động với mức độ khác nhau ở từng doanh nghiệp.
Theo Trí thức trẻ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 140
•Máy chủ tìm kiếm : 5
•Khách viếng thăm : 135
Hôm nay : 35674
Tháng hiện tại : 592250
Tổng lượt truy cập : 50010884