Và hôm nay, Nhật Bản cũng vẫn mang đến một bài học nữa cho thế giới nói chung và các NHTW nói riêng. Nhưng lần này là một bài học "đau đớn" về giới hạn của chính sách tiền tệ.
Hôm thứ 6, Thống đốc NHTW Nhật - Haruhiko Kuroda đã làm nhà đầu tư thất vọng khi đưa ra quyết định kích thích dè dặt cũng chính là nỗ lực cuối cùng để chiến đấu với giảm phát và kích thích tăng trưởng. Theo đó ông tuyên bố giữ nguyên lãi suất và khối lượng tiền cơ sở mục tiêu, chỉ tăng khối lượng tài sản mua vào.
Bằng cách nhắc đến chính sách "tiền trực thăng" và nhiều chiến lược mới trước đó, NHTW Nhật Bản đã reo một niềm hy vọng vào giới đầu tư cho rằng phía này sẽ gây bất ngờ cho thị trường bằng một quyết định mạnh tay. Trong buổi họp báo trước ngày ra quyết định chính thức, Thống đốc Kuroda vẫn khăng khăng rằng ông chưa làm được điều gì cả, vẫn còn nhiều trái phiếu để mua và nhiều lãi suất để cắt giảm. Nhưng sự thật thì đến thời điểm này, sau 3 năm nỗ lực tái khởi động Nhật Bản, NHTW Nhật Bản vẫn không chứng tỏ được vai trò và tầm ảnh hưởng của mình. Như nhà kinh tế Frederic Neumann tại HSBC nhận định: "Quyết định hôm nay cho thấy rằng NHTW Nhật Bản đã chạm đến giới hạn của mình".
Ông Kuroda đã dùng hết tất cả những ngón nghề mình có để cứu lấy Nhật Bản. Thông qua chương trình mở rộng nới lỏng định lượng, NHTW hiện nay đã nắm giữ 1/3 số lượng trái phiếu chính phủ bị mất khả năng thanh toán. Nhiều chuyên gia cho rằng khả năng để ông Kuroda mua thêm là hạn chế. Lợi suất của những trái phiếu này đã xuống mức âm. Điều đó có nghĩa là những nhà đầu tư cho chính phủ vay tiền lại phải trả thêm tiền cho đặc quyền này. Tổng tài sản của NHTW Nhật Bản đã tăng lên hơn gấp đôi chỉ trong vòng 3 năm qua.
Thậm chí nếu Kuroda có thể mở rộng chương trình nới lỏng thì vẫn có rất ít lý do để hy vọng NHTW Nhật Bản có thể thay đổi được điều gì đó. Trong khi cắt giảm lãi suất sâu hơn hoặc tăng mua vào trái phiếu chỉ được xếp vào phương án dự phòng, với một phương pháp chính, nền kinh tế Nhật Bản trong tháng 6 đã lún sâu hơn vào giảm phát. Đầu tháng 7, IMF đã cắt giảm dự báo về tốc độ tăng trưởng cho cả năm 2016 của Nhật Bản xuống 0,3%. Thực tế cho thấy rằng, NHTW Nhật Bản có thể bơm tiền ra nền kinh tế nhiều hơn thế, nhưng nếu doanh nghiệp và người tiêu dùng không sử dụng tiền đó để đầu tư và tiêu dùng thì ông Kuroda cũng "bó tay".
Có thể thấy rằng, nếu không có những thử nghiệm của ông Kuroda thì Nhật Bản sẽ còn tồi tệ hơn. Nhưng sau rất nhiều hành động mà hiệu quả tích cực thì hạn chế, vậy tiếp tục nới lỏng thì có đem lại tác dụng không? Trong thực tế, một động thái quá căng theo thời gian sẽ gây ra đổ vỡ.
Đây chính là một bài học "đau đớn" đối với các NHTW. Một người khác cũng trong hoàn cảnh như ông Kuroda là Mario Draghi - chủ tịch Ngân hàng ECB. Ông Draghi đang phải chịu áp lực kích thích lạm phát và tăng trưởng. Tuy nhiên, ông nên nhìn kinh nghiệm đau thương của ông Kuroda để làm tiếng chuông cảnh báo. Tại Trung Quốc, giới hoạch định chính sách đang nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng. Chấn thương của NHTW Nhật Bản là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy hệ quả của việc kích thích tăng trưởng bằng nới lỏng tiền tệ mà không đi kèm với cải cách cấu trúc.
Hy vọng duy nhất của ông Kuroda hiện nay có thể là cho các ngân hàng vay tiền với lãi suất âm. Có lẽ Nhật Bản sẽ tiếp tục là phòng thí nghiệm cho những sáng kiến kinh tế.
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 123
•Máy chủ tìm kiếm : 4
•Khách viếng thăm : 119
Hôm nay : 5794
Tháng hiện tại : 630497
Tổng lượt truy cập : 50049131