Thông
điệp
“nóng”
về
nợ
công
Thứ
tư
-
20/07/2016
08:01
Một
trong
các
thông
điệp
nóng
tại
Hội
nghị
tháng
6.2016
của
Nhóm
đối
tác
tài
chính
với
Bộ
Tài
chính
chủ
đề:
“Cải
cách
chi
tiêu
công”
là
sự
khẳng
định
Việt
Nam
hiện
đã
thoát
khỏi
giai
đoạn
khủng
hoảng
kinh
tế
vĩ
mô,
lạm
phát
đã
được
kiềm
chế
thành
công
và
môi
trường
kinh
doanh
đã
được
ổn
định,
tăng
trưởng
được
hồi
phục
và
duy
trì
ở
mức
hợp
lý…
Tuy
nhiên,
Việt
Nam
cũng
đang
đối
mặt
nhiều
thách
thức,
nổi
bật
là:
Tăng
gánh
nặng
nợ
công
và
áp
lực
kiểm
soát
bội
chi
NSNN;
Gắn
chi
tiêu
công
với
các
ưu
tiên
của
quốc
gia
để
bảo
đảm
công
bằng
và
tăng
trưởng
bền
vững;
Tăng
tính
minh
bạch
và
trách
nhiệm
giải
trình
về
kết
quả
và
giám
sát
hiệu
quả
hoạt
động
chi
tiêu
công,
bền
vững
tài
khóa
và
an
toàn
tài
chính
quốc
gia
trong
giai
đoạn
2016-2020…
Theo
Bộ
Tài
chính,
trong
5
năm
qua,
nợ
công
của
Việt
Nam
ghi
nhận
đậm
hơn
5
động
thái
nổi
bật
theo
xu
hướng
“tối
dần”:
Thứ
nhất,
tăng
nhanh
về
tốc
độ
(bình
quân
tăng
16,7%/năm,
cá
biệt
năm
2012
tăng
tới
31,5%
và
năm
2015
lại
giảm
-
6,7%);
Thứ
hai,
mở
rộng
về
quy
mô
(tổng
nợ
công
năm
2015
ở
mức
62,2%
GDP
và
đã
tăng
gấp
đôi
so
với
năm
2010);
Thứ
ba,
điều
kiện
vay
nợ
ngặt
nghèo
và
đắt
đỏ
hơn
(giảm
dần
tỷ
lệ
huy
động
ODA
từ
mức
87%
năm
2011
xuống
còn
70%
năm
2015
và
tăng
vay
ưu
đãi
từ
mức
10%
năm
2011
lên
25%
năm
2015;
đồng
nghĩa
với
việc
rút
ngắn
kỳ
hạn
trả
nợ,
tăng
lãi
vay
thương
mại);
Thứ
tư,
tăng
nhanh
về
dịch
vụ
nợ
công
(chiếm
16%
thu
NSNN
năm
2016
và
năm
2014
dịch
vụ
nợ
công
đã
tăng
gần
199%
so
với
năm
2010);
Thứ
năm,
tiệm
cận
giới
hạn
cho
phép
(riêng
nợ
Chính
phủ
đã
vượt
trần
từ
cuối
năm
2015).
Ngoài
ra,
với
tỷ
trọng
nợ
trong
nước
tăng
từ
39%
năm
2011
lên
57%
năm
2015;
tỷ
lệ
nợ
các
khoản
vay
ODA,
ưu
đãi
trong
nợ
nước
ngoài
chiếm
trên
94%;
nợ
nước
ngoài
của
quốc
gia
hiện
ở
mức
43,1%
GDP
và
khoản
vay
dài
nhất
của
Việt
Nam
là
tới
năm
2055,
bình
quân
các
khoản
nợ
phải
trả
khoảng
12
năm,
thì
thời
điểm
Việt
Nam
phải
trả
nợ
nhiều
là
từ
năm
2022-2025;
dự
kiến
nợ
công
đến
31-12-2016
ước
khoảng
63,2%
GDP
và
xu
hướng
tăng
chưa
có
điểm
dừng…
Thực
tế
cho
thấy,
nợ
công
tăng
trước
hết
do
nhu
cầu
vốn
đầu
tư
phát
triển
và
vay
nợ
mở
rộng
sản
xuất
kinh
doanh
tăng
thời
kỳ
đầu
cất
cánh
và
đẩy
mạnh
tái
cơ
cấu
kinh
tế.
Nguồn
vốn
vay
nợ
công
cơ
bản
đáp
ứng
nhu
cầu
vốn
đầu
tư
cho
phát
triển
kinh
tế-xã
hội
(giai
đoạn
2010-2015,
tổng
huy
động
nợ
công
chiếm
khoảng
44%
tổng
vốn
đầu
tư
phát
triển
toàn
xã
hội)
và
cân
đối
NSNN,
góp
phần
ổn
định
kinh
tế
vĩ
mô.
Việc
trả
nợ
của
Chính
phủ
được
tổ
chức
thực
hiện
chặt
chẽ
và
luôn
đảm
bảo
đúng
hạn,
bao
gồm
cả
nghĩa
vụ
nợ
trực
tiếp
của
Chính
phủ
và
trả
nợ
cho
vay
lại,
không
để
xảy
ra
tình
trạng
nợ
quá
hạn
làm
ảnh
hưởng
tới
các
cam
kết,
góp
phần
tăng
cường
hệ
số
tín
nhiệm
quốc
gia.
Nợ
công
cao
gắn
với
những
hạn
chế
trong
nguồn
thu
NSNN
do
nền
kinh
tế
quy
mô
nhỏ
và
tăng
trưởng
kinh
tế
chưa
ổn
định;
do
giảm
thuế
và
nợ
đọng
thuế,
Trốn
thuế;
trong
khi
có
sự
gia
tăng
chi
thường
xuyên
từ
NSNN
cho
đội
ngũ
hơn
11
triệu
người
trong
toàn
bộ
hệ
thống
chính
trị
và
quản
lý
các
cấp
(chi
thường
xuyên
chiếm
65%
tổng
dự
toán
chi
ngân
sách
Nhà
nước
năm
2016,
riêng
chi
lương
cho
hơn
55.800
đơn
vị
sự
nghiệp
công
chiếm
gần
39%
tổng
chi
lương
toàn
hệ
thống,
so
với
chi
cho
cơ
quan
hành
chính
từ
Trung
ương
đến
xã
chỉ
chiếm
tỷ
lệ
chi
chưa
đến
9%).
Điều
này
khiến
tổng
thu
NSNN
hàng
năm
chỉ
đủ
trang
trải
chi
thường
xuyên
và
trả
nợ
công…
Thực
tế
cho
thấy,
nợ
công
tăng
nhanh
còn
do
quản
lý
chi
tiêu
công
và
nợ
công
có
nhiều
bất
cập;
trong
khi
liên
tục
có
sự
bổ
sung
những
áp
lực
phát
sinh
nợ
công
mới
gắn
với
nợ
đọng
trong
xây
dựng
nông
thôn
mới,
nợ
xấu
của
ngân
hàng
thương
mại
nhà
nước
và
với
gia
tăng
đột
xuất
nhu
cầu
chi
tiêu
công
nhằm
ứng
phó,
khắc
phục
hậu
quả
biến
đổi
khí
hậu,
ô
nhiễm
môi
trường,
hỗ
trợ
doanh
nghiệp
và
bảo
đảm
an
sinh
xã
hội,
trật
tự,
an
ninh
và
chủ
quyền
quốc
gia…
Để
kiểm
soát
nợ
công,
cần
đẩy
mạnh
tái
cơ
cấu,
giảm
thiểu
quy
mô
Nhà
nước-Nhà
quản
lý-Nhà
đầu
tư-
Nhà
cung
ứng
dịch
vụ
công-
Người
chủ
sở
hữu
;
Tập
trung
kiểm
soát
‘gianh
giới
đỏ”nợ
công;
Phát
triển
thị
trường
vốn
trong
nước
lành
mạnh
cả
về
chiều
rộng
lẫn
chiều
sâu;
đa
dạng
hóa
và
kéo
dài
kỳ
hạn
bình
quân
danh
mục
nợ
trái
phiếu
Chính
phủ
2016-2020;
Đẩy
mạnh
tiến
độ
giải
ngân
ODA
đã
ký
kết;
Tiếp
tục
tìm
kiếm
các
nguồn
vốn
ODA
phù
hợp;
Phát
triển
thể
chế
hỗ
trợ
chuyển
đổi
từ
vay
ODA,
vay
ưu
đãi
sang
vay
theo
điều
kiện
thị
trường;
Nâng
cao
chất
lượng
các
quy
hoạch
và
khắc
phục
tình
trạng
huy
động,
sử
dụng
vốn
vay
dàn
trải,
lãng
phí;
Thống
nhất
đầu
mối
và
tăng
cường
sự
phối
hợp
đồng
bộ
giữa
các
Bộ
ngành,
địa
phương;
Phát
triển
công
cụ
quản
lý
rủi
ro
chủ
động,
linh
hoạt
và
chuyên
nghiệp,
đáng
tin
cậy,
bổ
sung
các
công
cụ
quản
lý
nợ
chủ
động
và
các
chế
tài
mạnh,
nhằm
tăng
cường
kỷ
luật,
năng
lực,
hiệu
lực
và
hiệu
quả
quản
lý,
sử
dụng
nợ
công.
Đặc
biệt,
cần
thay
đổi
nhận
thức
và
làm
rõ
trách
nhiệm
cá
nhân
cụ
thể
và
nghiêm
khắc
hơn
về
vay
nợ
và
trả
nợ
công;
Tích
cực
chuẩn
bị
kỹ
và
triển
khai
nghiêm
túc
Đề
án
về
chủ
trương,
giải
pháp
cơ
cấu
lại
NSNN,
quản
lý
nợ
công,
đảm
bảo
nền
tài
chính
an
toàn,
bền
vững
do
Bộ
Tài
chính
đang
chủ
trì;
quán
triệt
tinh
thần
“Phòng
cháy
hơn
chữa
cháy”,
chủ
động
ngăn
chặn
và
kiểm
soát
khủng
hoảng
nợ
công;
kiên
quyết
không
dồn
gánh
nặng
nợ
công
cho
các
thế
hệ
tương
lai,
kiểu
“Đời
cha
ăn
mặn-Đời
con
khát
nước”.
Nguồn
tin:
Báo
Lao
Động