15:10 +07 Thứ ba, 19/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Ứng xử trong cuộc chơi xuyên biên giới

Thứ tư - 15/11/2017 17:08
Trong những ngày gần đây, một trong những sự kiện được giới doanh nghiệp quan tâm là việc dự án Luật An ninh mạng đang được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (kéo dài đến ngày 25-11)

Góp ý kiến cho dự thảo Luật an ninh mạng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số quy định không tương thích với các cam kết trong WTO, EVFTA và tăng điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp. Cơ quan đại diện doanh nghiệp trích dẫn khoản 4 điều 34 của dự thảo quy định "Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…".

Hiện nay, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet như Google, Facebook, Amazon… đã triển khai dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Nếu dựa theo quy định nói trên, các tập đoàn này phải đặt máy chủ ở Việt Nam mới được quyền cung cấp dịch vụ. Điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ trên môi trường Internet, vốn không có biên giới.

Không chỉ Google, Facebook, Skype, Viber… mà còn rất nhiều dịch vụ lưu trữ trên đám mây đang cung cấp cho khách hàng Việt Nam như Dropbox, Amazon, OneDrive, iCloud… sẽ bị ảnh hưởng bởi yêu cầu đặt máy chủ ở Việt Nam. Mô hình điện toán đám mây có ưu điểm là dù dữ liệu lưu trữ ở đâu, người sử dụng vẫn có thể truy cập được một cách dễ dàng. Không thể làm ngược xu hướng công nghệ khi bắt các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phải đặt máy chủ ở từng quốc gia.

Góp ý cho dự thảo Luật An ninh mạng, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Hà Nội (AmCham), cho rằng những yêu cầu về địa phương hóa dữ liệu sẽ hạn chế khả năng tiếp cận những công nghệ và dịch vụ dựa trên phương thức truyền tải dữ liệu quốc tế của người sử dụng, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ Việt Nam, ví dụ như dịch vụ điện toán đám mây.

Một số doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước cũng đồng tình với ý kiến của ông Adam Sitkoff. Họ cho rằng bản thân doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc đặt trung tâm dữ liệu (Data Center) ở quốc gia nào mà họ thấy có lợi nhất (chính sách ưu đãi đầu tư, điều kiện tối ưu hóa hệ thống…). Nếu chỉ vì ở Việt Nam có nhiều người sử dụng dịch vụ nhắn tin, gọi điện thoại qua mà buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam là điều không khả thi.

Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã trải qua 14 lần chỉnh sửa. Theo lộ trình, dự thảo lần này được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIV.

Các công ty công nghệ thông tin Việt Nam sẽ phải tham gia cuộc chơi toàn cầu, hướng tới mô hình kinh doanh dịch vụ xuyên biên giới. Do đó, Việt Nam cần phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền khai thác thế mạnh của các công ty công nghệ và đi theo xu hướng kết nối toàn cầu.

Việt Nam hiện cũng có nhiều công ty CNTT đang cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng việc đặt máy chủ dữ liệu ở đâu không quan trọng bằng việc quản lý việc sử dụng dữ liệu đó ra sao. Vì thế, thay vì tập trung vào việc bắt buộc nhà cung cấp dịch vụ Internet nước ngoài phải đặt máy chủ dữ liệu của họ ở đâu, nhà chức trách chỉ cần buộc họ phải hợp tác cung cấp dữ liệu khi cần thiết.

Nguồn tin: TBKTSG Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 266


Hôm nayHôm nay : 43948

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 942124

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 41841936



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach