3
giải
pháp
cho
thị
trường
lúa
gạo
vùng
ĐBSCL
Thứ
tư
-
28/09/2022
08:39
Gần
20
báo
cáo
quốc
tế
của
các
giảng
viên,
nghiên
cứu
sinh
từ
trường
Đại
học
Cần
Thơ,
trường
Đại
học
Airlangga
(Indonesia),
trường
Đại
học
Muhammadiyah
Kendari
(Indonesia),...
tập
trung
vào
3
chuyền
đề:
Đầu
tư
và
phát
triển
thị
trường
nông
sản;
sản
xuất
nông
nghiệp
bền
vững;
phát
triển
du
lịch
nông
thôn
.
Ngày
28/9/2022,
tại
TP
Cần
Thơ,
Trường
Đại
học
Cần
Thơ
phối
hợp
với
Liên
hiệp
các
tổ
chức
hữu
nghị
TP
Cần
Thơ,
Viện
Friedrich
Naumann
Foundation
(FNF/Đức)
tổ
chức
Hội
thảo
quốc
tế
“Đầu
tư
phát
triển
thị
trường
nông
sản
khu
vực
Đồng
bằng
sông
Cửu
Long
(ĐBSCL)
và
du
lịch
nông
thôn”.
Phó
Chủ
tịch
UBND
TP
Cần
Thơ
Nguyễn
Văn
Hồng
cho
biết,
Cần
Thơ
là
thành
phố
trực
thuộc
Trung
ương,
với
vị
trí
chiến
lược
đặc
biệt
quan
trọng,
cửa
ngõ
của
vùng
hạ
lưu
sông
Mê
Kông,
đóng
vai
trò
là
trung
tâm
thương
mại,
dịch
vụ,
đào
tạo
nguồn
nhân
lực
khoa
học
và
công
nghệ,
trung
tâm
y
tế
của
vùng,
đồng
thời
là
đầu
mối
giao
thương
kinh
tế
quan
trọng
kết
nối
vùng
ĐBSCL
với
cả
nước
cũng
như
quốc
tế. Trong
thời
gian
tới,
thành
phố
hy
vọng
rằng
Viện
Friedrich
Naumann
Foundation
(FNF/Đức)
sẽ
tạo
điều
kiện
thuận
lợi,
đồng
thời
tiếp
tục
quan
tâm
hỗ
trợ
cho
Liên
hiệp
các
tổ
chức
hữu
nghị
thành
phố
nói
riêng
và
TP
Cần
Thơ
nói
chung
trong
công
tác
đối
ngoại
nhân
dân,
các
hoạt
động
hợp
tác
trao
đổi
và
xúc
tiến
đầu
tư
tại
TP
Cần
Thơ
với
các
đối
tác,
doanh
nghiệp
Đức
trên
nhiều
lĩnh
vực
góp
phần
xây
dựng
và
phát
triển
các
mối
quan
hệ
hữu
nghị
và
hợp
tác
với
nhân
dân
các
nước
trên
thế
giới.
Tại
hội
thảo,
PGS
TS
Lê
Khương
Ninh,
trưởng
khoa
kinh
tế
-
trường
ĐH
Cần
Thơ
cho
biết:
Giá
bán
lúa
biến
động
gây
ra
nhiều
bất
lợi
cho
nông
hộ
tại
ĐBSCL,
đặc
biệt
là
trên
phương
diện
thu
nhập.
Tuy
nhiên,
nông
hộ
sản
xuất
lúa
với
quy
mô
nhỏ
thường
phải
chấp
nhận
giá
thị
trường
bởi
thiếu
thương
hiệu
để
tạo
nên
sự
khác
biệt.
Do
không
có
thói
quen
tồn
trữ
và
năng
lực
tồn
trữ
yếu
nên
nông
hộ
bán
lúa
gấp
ngay
sau
thu
hoạch
vì
sợ
rủi
ro
giá
giảm
và
để
trang
trải
chi
phí
sản
xuất,
thanh
toán
nợ
và
chi
tiêu.
Những
nguyên
nhân
trên
cộng
với
chuỗi
giá
trị
lúa
gạo
kém
hiệu
quả,
khiến
giá
bán
lúa
của
nông
hộ
thấp
và
biến
động.
PGS
TS
Lê
Khương
Ninh
đề
xuất
3
giải
pháp
cho
thị
trường
nông
sản
gồm:
1/Phát
triển
hệ
thống
kho
ký
gửi
lúa;
2/Phát
triển
thị
trường
đặt
trước
và
thị
trường
tương
lai;
3/Hoạt
động
bán
chung
theo
nhóm.
Ngọc
Bích
Nguồn
tin:
Thế
giới
Hội
nhập