02:36 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Bắt đồng tiền phục vụ nền kinh tế

Thứ hai - 20/06/2016 05:59
Bởi đã có một sự đảo ngược vai trò của hệ thống tài chính với sản xuất kinh doanh: trong một thời gian dài cho mãi đến thập niên 1970, hệ thống tài chính phục vụ sản xuất, là nơi trung chuyển vốn rót vào doanh nghiệp ăn nên làm ra, nhờ đó tạo ra công ăn việc làm, sự thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế thật.

Nhưng ngày nay hệ thống tài chính không còn đóng vai trò đó nữa; một phần rất nhỏ, theo nghiên cứu của nhiều người, chỉ khoảng 15% vốn tài chính là chảy vào các đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Phần còn lại, cứ chạy vòng quanh theo kiểu đầu cơ tài chính, làm nhiên liệu để bơm phồng các loại tài sản như địa ốc, cổ phiếu, và đủ loại công cụ tài chính khác. Chúng không đem lại gì cho nền kinh tế thật nhưng lại đẻ ra lãi khổng lồ cho giới ngân hàng, tài phiệt và giới quản lý quỹ.

Đúng là vấn đề này không chỉ xảy ra ở Mỹ hay các nước phát triển khác - nó còn đúng cho những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.

Hàng loạt câu chuyện ngày nay vỡ lở ra cho thấy nhiều doanh nghiệp thành công trong lãnh vực truyền thống của họ như thủy sản, vận tải, may mặc… bỗng lâm vào cảnh nợ nần khi lòng tham đẩy họ vào đầu cơ tài chính, dùng đòn bẩy tài chính hòng kiếm lợi nhuận khổng lồ từ địa ốc, chẳng hạn.

Phát triển địa ốc cũng là một phần của nền kinh tế thật. Vấn đề là cùng một tòa nhà đó, hàng loạt sản phẩm phái sinh tài chính được đẻ ra, người ta dùng nó làm đòn bẩy để kinh doanh chuyện khác và từ đó làm mồi cho lòng tham tài chính.

Một ngân hàng chỉ với vai trò trung chuyển vốn cho doanh nghiệp lại có thể làm ra hàng ngàn tỉ đồng tiền lãi, gấp nhiều lần các doanh nghiệp họ chuyển vốn vào kinh doanh. Và dĩ nhiên, lợi nhuận cao thì rủi ro cũng cao theo: giới tài chính chỉ có thể làm ra lợi nhuận khổng lồ như thế khi họ nhắm mắt trước các nguy cơ tiềm ẩn trong các hoạt động tài chính này.

Tác giả Rana Foroohar trông chờ vào việc cải cách hệ thống đánh thuế để khắc phục nghịch lý tài chính không phục vụ sản xuất như hiện nay. Để làm được chuyện bắt tài chính làm kẻ đầy tớ chứ không phải ông chủ trong nền kinh tế bằng công cụ thuế thật ra không dễ vì các chính trị gia làm chính sách có lợi ích gắn chặt với lợi ích của giới tài chính.

Thế nhưng ở những nước đang chuyển đổi như Việt Nam, con đường ngắn hơn, dễ hơn là siết lại những quy định luật lệ để kiềm tỏa lòng tham tài chính. Ví dụ đã có quy định rất rõ ràng ngân hàng chỉ được cho một khách hàng nào đó vay tối đa không quá 15% vốn tự có của ngân hàng thế mà lâu lâu chúng ta lại nghe ngân hàng này, ngân hàng kia dính nợ xấu của một doanh nghiệp lên đến nhiều ngàn tỉ đồng, không chỉ vượt quá 15% vốn ngân hàng mà còn cả 50% hay cao hơn nữa.

Những khoản nợ xấu đang làm tắc nghẽn sự vận hành của nền kinh tế rõ ràng có phần do sự lơi lỏng trong việc kiểm soát việc tuân thủ các quy định như thế. Chúng ta không thể nào bắt đồng tiền phục vụ nền kinh tế khi nó vẫn đang điều khiển những người bị chúng chi phối và như thế hệ thống tài chính méo mó không những trục lợi được, làm giàu cho quan chức tham nhũng và kẻ đầu cơ mà còn phá hoại nền kinh tế thật nữa.

Nguồn tin: TBKTSG Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 263


Hôm nayHôm nay : 39469

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 937645

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 41837457



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach