Ông
Trần
Thế
Như
Hiệp
trình
bày
thực
trạng
đổi
mới
của
doanh
nghiệp
tại
Thành
Phố
Cần
Thơ
Hiện
nay,
tổng
số
doanh
nghiệp
trên
địa
bàn
thành
phố
Cần
Thơ
là
10.972
doanh
nghiệp
với
số
vốn
hơn
95.200
tỷ
đồng
(có
4.367
đơn
vị
trực
thuộc
gồm
chi
nhánh,
văn
phòng
đại
diện,
địa
điểm
kinh
doanh).
Trong
đó,
có
1.102
doanh
nghiệp
thành
lập
mới
(tăng
19,01%
so
với
năm
2014)
với
tổng
vốn
đăng
ký
3.671,185
tỷ
đồng
(tăng
13,4%
so
với
cùng
kỳ)
và
có
88
doanh
nghiệp
giải
thể
(tăng
6,02%
so
với
năm
2014)
với
tổng
vốn
514,103
tỷ
đồng
(gấp
1,17
lần
so
với
cùng
kỳ).
Ước
tính
giai
đoạn
2011–2015
các
doanh
nghiệp
đã
đầu
tư
phát
triển
KH&CN
khoảng
1.300
tỷ
đồng
mỗi
năm.
Đầu
tư
toàn
xã
hội
cho
KH&CN
của
TP
Cần
Thơ
thời
kỳ
2011-2015
ước
đạt
1,7%
Tổng
sản
phẩm
trên
địa
bàn
(GRDP),
tăng
gấp
đôi
so
với
thời
kỳ
2006
–
2010
chỉ
đạt
0,9%
GRDP.
Lao
động
làm
việc
tại
công
ty
may
Tây
Đô
Tuy
nhiên,
theo
ông
Trương
Quang
Hoài
Nam,
Phó
Chủ
tịch
UBND
TP
Cần
Thơ:
Hội
nhập
kinh
tế
quốc
tế
đã
là
sự
thật
trong
khi
tiềm
lực
thành
phố
hết
sức
khó
khăn.
Rất
nhiều
doanh
nghiệp,
nhất
là
DNVVN
đang
sử
dụng
công
nghệ
rất
cũ,
không
đủ
sức
để
cạnh
tranh.
5
nhóm
giải
pháp
do
ông
Trần
Thế
Như
Hiệp,
Viện
Kinh
tế
–
Xã
hội
thành
phố
Cần
Thơ
đề
xuất
tại
hội
thảo
“Doanh
nghiệp
thành
phố
Cần
Thơ:
Tích
cực
đổi
mới
và
chủ
động
hội
nhập
quốc
tế”
(ngày
30/8/2016),
gồm:
1/
Gia
tăng
nội
lực
đổi
mới
sáng
tạo
và
hội
nhập
quốc
tế
của
doanh
nghiệp: đổi
mới
công
nghệ,
nâng
cao
hiệu
suất
hoạt
động,
năng
lực
cạnh
tranh
của
sản
phẩm,
năng
lực
cạnh
tranh
thị
trường,
năng
lực
thu
hút,
khai
thác
và
sử
dụng
hiệu
quả
các
nguồn
lực
vốn,
công
nghệ
và
con
người
cho
sản
xuất
kinh
doanh
xuất
khẩu;
2/
Tạo
lập
môi
trường
thúc
đẩy
đổi
mới
sáng
tạo
và
chủ
động
hội
nhập
kinh
tế
quốc
tế:cải
cách
hành
chính,
xây
dựng
các
chương
trình/đề
án
hỗ
trợ
khoa
học
công
nghệ,
hỗ
trợ
quản
lý
chất
lượng
sản
phẩm
và
xây
dựng
thương
hiệu,
về
hỗ
trợ
tín
dụng;
3/
Liên
kết,
phát
triển
mạng
lưới
khoa
học
công
nghệ giữa
các
nhân
tố
doanh
nghiệp,
viện
nghiên
cứu,
trường
đại
học,
các
cơ
quan
nghiên
cứu
khoa
học
công
nghệ
với
mục
tiêu
nâng
cao
tri
thức,
phát
triển
công
nghệ;
4/
Phát
triển
khoa
học
công
nghệ: nâng
cao
chất
lượng
đội
ngũ
cán
bộ
nghiên
cứu,
cán
bộ
quản
lý
khoa
học
và
phát
triển
công
nghệ,
đặc
biệt
là
tăng
cường
hoạt
động
hỗ
trợ
các
doanh
nghiệp
thành
lập,
phát
triển
bộ
phận
R&D
của
doanh
nghiệp,…;
5/
Tăng
cường
năng
lực
đổi
mới
sáng
tạo
cho
doanh
nghiệp
bằng
cách
chia
nhóm.Theo
ông
Hiệp,
dựa
theo
khả
năng
tham
gia
chuỗi
giá
trị
và
khả
năng
tiếp
cận
thị
trường,
có
thể
chia
doanh
nghiệp
vừa
và
nhỏ
của
Cần
Thơ
thành
3
nhóm:
1/Nhóm
doanh
nghiệp
sản
xuất
gia
công
theo
đơn
hàng;
giảm
giá
thành
là
tiêu
chí
quan
trọng
nhất,
tập
trung
vào
việc
đổi
mới
quy
trình
sản
xuất,
đổi
mới
công
nghệ
để
nâng
cao
năng
suất
lao
động,
nâng
cao
chất
lượng
sản
phẩm.
2/Nhóm
doanh
nghiệp
có
thị
trường
và
định
hướng
tạo
ra
sản
phẩm
có
giá
trị
gia
tăng,
có
sự
khác
biệt
để
đáp
ứng
nhu
cầu
của
khách
hàng
trong
và
ngoài
nước.
Nhóm
doanh
nghiệp
này
không
chỉ
tạo
ra
việc
làm
mà
một
số
còn
đóng
vai
trò
chính
trong
chuỗi
giá
trị
ngành
hàng.
Tiêu
biểu
như
một
số
doanh
nghiệp
hoạt
động
trong
ngành
cơ
khí
chế
tạo,
thủy
sản,
thực
phẩm
tinh….
Nhóm
này
cần
phải
được
quan
tâm
hỗ
trợ,
hợp
tác
nghiên
cứu
của
các
Viện
trường
để
tạo
ra
sản
phẩm
mới
có
giá
trị
gia
tăng
cao,
cần
được
hỗ
trợ
nguồn
vốn
vay
để
cải
tiến
hoặc
nhập
khẩu
công
nghệ
mới,
đồng
thời
cần
được
hỗ
trợ
các
cơ
chế
chính
sách
thuận
lợi
để
sản
phẩm
có
thể
xâm
nhập
tốt
hơn
với
thị
trường.
3/Nhóm
doanh
nghiệp
sáng
tạo
thực
sự,
ứng
dụng
công
nghệ
tăng
năng
suất
như
một
số
doanh
nghiệp
ứng
dụng
phần
mềm,
doanh
nghiệp
công
nghệ
cao
tạo
sản
phẩm/dịch
vụ
mới
với
chất
lượng
vượt
trội
ở
mức
giá
cạnh
tranh
và
tạo
ra
luật
chơi
mới
trên
thị
trường,
giữ
vai
trò
phát
triển
nền
kinh
tế
tri
thức
trong
dài
hạn).
Nhóm
này
cần
được
hỗ
trợ
tích
cực
từ
các
chính
sách
khuyến
khích
hỗ
trợ
các
nguồn
lực
như
vốn,
mặt
bằng
kinh
doanh,
khởi
nghiệp,…
Đặc
biệt,
rất
cần
sự
hỗ
trợ
của
Vườn
ươm
công
nghệ
Việt
Nam-Hàn
Quốc
của
thành
phố
trong
giai
đoạn
ươm
tạo.
Kết
quả
khảo
sát
66
doanh
nghiệp
trên
địa
bàn
thành
phố
của
Viện
Kinh
tế
–
xã
hội
Cần
Thơ,
cho
thấy:
Rào
cản
lớn
nhất
ảnh
hưởng
trực
tiếp
tới
hoạt
động
sản
xuất
kinh
doanh
của
doanh
nghiệp
là
lao
động
chưa
đáp
ứng
yêu
cầu
(đối
với
nhu
cầu
tuyển
dụng
mới),
tiền
thuê
đất,
cạnh
tranh
với
doanh
nghiệp
nước
ngoài,
trình
độ
và
kỹ
năng
của
lao
động
hiện
có,
tiếp
cận
nguồn
vốn,
thiếu
đầu
vào
sản
xuất
và
chi
phí
vận
tải.
Ngoài
ra,
còn
có
nhóm
yếu
tố
ảnh
hưởng
gián
tiếp
(môi
trường
kinh
doanh,
cơ
chế
chính
sách,
hệ
thống
pháp
lý).
“Tất
cả
những
rào
cản
này,
ảnh
hưởng
lớn
tới
năng
lực
đổi
mới
của
doanh
nghiệp
trong
thời
gian
qua”,
ông
Trần
Thế
Như
Hiệp
nói.
Bài,
ảnh:
Ngọc
Bích