Vincom Plaza tại Cần Thơ
Năm 2015, Cần Thơ xếp hạng 14 cả nước về PCI, xếp sau Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chi Minh, về năng suất lao động đứng thứ 3 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội; cường độ hoạt động kinh tế bằng 15,4% TP Hồ Chí Minh và 5,6 lần bình quân cả nước; cường độ thu ngân sách bằng 8,14% TP Hồ Chí Minh và 4,23 lần bình quân cả nước; mật độ lao động là 500 lao động/km2, bằng 25,3% của TP Hồ Chí Minh và bằng 3,13 lần bình quân cả nước.
“Để được như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, chúng ta cần tập trung đề xuất những cơ chế, chính sách ưu đãi mạnh cho cơ sở hạ tầng, gốm 6 nội dung tập trung giúp thành phố văn minh, hiện đại như Đà Nẵng: 1/Cơ sở hạ tầng; 2/ Xác định ngành trọng điểm;3/Hệ thống giao thông, y tế, giáo dục xứng tầm để thu hút đầu tư; 4/Xem lại cơ chế, chính sách đãi ngộ, bố trí nguồn nhân lực; 5/Cắt giảm thủ tục hành chính;6/Đào tạo nghề”, bà Lê Thị Hải Yến, phó giám đốc Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ, nói.
Lãnh đạo các Sở, ngành của thành phố Cần Thơ mong muốn cơ chế về nguồn vốn đầu tư phát triền lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch và cơ chế tài chính, hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này; xây dựng chuẩn nghèo riêng cho Cần Thơ để có thể tập trung cho công tác an sinh xã hội; ưu tiên vốn ODA để Cần Thơ sớm trở thành trung tâm y tế kỹ thuật cao của ĐBSCL; xây dựng Khu Công nghệ thông tin tập trung; thành lập Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn để phục vụ cho việc phát triển văn hóa, xã hội của vùng ĐBSCL….
Bà Hải Yến nói rằng 4 thành phố trực thuộc Trung ương đã có cơ chế, chính sách đặc thù. Thành phố Cần Thơ chỉ mới tiến hành dự thảo, như vậy là chậm.