11:33 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Cho vay đảm bảo bằng tài sản trí tuệ: Cũ người, mới ta

Thứ sáu - 15/05/2015 05:16
Mới đây, nhằm cung cấp các kiến thức và kinh nghiệm về tài trợ vốn có bảo đảm bằng TSTT, góp phần tăng trưởng tín dụng và tạo cơ hội tiếp cận vốn cho các DN nhỏ, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đưa ra khá nhiều điểm tích cực trong việc cho vay.

Cụ thể, các loại tài sản đảm bảo cho khoản vay trước giờ là bất động sản nhưng trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn chưa mấy khởi sắc đang gây khó khăn cho ngân hàng (NH) trong việc thu hồi nợ, để giảm rủi ro, tài trợ vốn có bảo đảm bằng động sản, TSTT được xem là giải pháp hiệu quả đối với các NHTM, qua đó tạo động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các DN.

Nhiều lãnh đạo NH rất ủng hộ giải pháp trên bởi nó sẽ giải quyết được khá nhiều hợp đồng tín dụng với khách hàng. Những lý thuyết mà IFC mang lại, cho vay vốn với đảm bảo là TSTT đã được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới từ cách đây khoảng 2 thế kỷ và đã đem lại nhiều thành công.

Thừa nhận điều này, ông John Kinzerm, chuyên gia về tài trợ vốn có bảo đảm là tài sản trí tuệ đến từ Mỹ, cho biết, đã giải quyết hơn 300 hồ sơ vay thế chấp bằng TSTT. Trong đó, những lĩnh vực được ưu tiên là phần mềm, công nghệ y tế, phần cứng và công nghệ sạch.

Tương tự, bà Nguyễn Xuân Thảo, giáo sư luật, chuyên gia về giao dịch bảo đảm, Đại học Luật Mc Kinney và Trường Tổng hợp Indiana (Mỹ), tài trợ vốn có bảo đảm là tài sản sở hữu trí tuệ đã được các ngân hàng ở Mỹ triển khai từ lâu.

Do đó tại Việt Nam, cho vay theo hình thức này cũng hoàn toàn có thể thành công nếu các ngân hàng triển khai trong khi các DN hiểu được các TSTT của mình, đồng thời hệ thống pháp luật liên quan tiếp tục được hoàn thiện.

Đặc biệt, vị giáo sư này còn cho rằng, do có lợi thế là nước đi sau nên các NHTM Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã triển khai để từ đó áp dụng thành công vào thực tế cho vay.

Trong bối cảnh tài sản bất động sản thế chấp khan hiếm, việc NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay theo hình thức thế chấp TSTT là tích cực. Thực tế, đây là hướng mở để các NH có thể tăng trưởng tín dụng. Chiếu theo số liệu thống kê về cơ cấu tài sản theo giá trị thị trường của 500 công ty S&P, tài sản vô hình tăng nhanh qua từng năm.

Ví dụ, năm 1975, tài sản vô hình (17%) và hữu hình (83%). Đến năm 2010, tài sản vô hình tăng lên 80%, trong khi tài sản hữu hình chỉ còn lại 20%. Như vậy, việc mở rộng cho vay thế chấp theo tài sản vô hình là xu hướng tất yếu mà NH phải thực hiện. Thế nhưng, các NH Việt Nam cho biết không có một giới hạn nhất định của Luật Tín dụng thì NH khó mạnh tay chuyển hướng.

Kinh doanh NH là một loại hình kinh doanh đặc biệt vì đối tượng kinh doanh là tiền và thu nhập chủ yếu được tạo ra từ hoạt động tín dụng. Do đó bảo đảm tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những hạn chế của nhà quản trị NH cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi.

Chính vì vậy đối với NH, một khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản luôn chứa đựng ít rủi ro hơn một khoản cho vay có bảo đảm không bằng tài sản, nên các NH thường ưa chuộng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hơn. Chủ yếu NH chỉ nhận cầm cố tài sản là động sản, hàng hóa, chứng chỉ tiền gửi, vàng, hợp đồng khế ước...

"Để đưa ra quyết định về việc cho vay có bảo đảm không bằng tài sản hay cho vay có bảo đảm bằng tài sản, NHTM thường dựa vào các tiêu chuẩn như tính hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, khả năng tài chính của người đi vay, mục đích sử dụng tiền vay, số tiền vay... nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra", một lãnh đạo NH chia sẻ.

Rõ ràng, NHNN khuyến khích việc cho vay bằng TSTT mà không có những thay đổi chính sách kèm theo thì khó mà thực hiện được. Đơn giản, việc cho vay đảm bảo bằng TSTT cần phải xác định được bí mật kinh doanh, bằng sáng chế, thẩm định giá trị... còn gây nhiều tranh cãi.

Đó là chưa kể những lĩnh vực như y tế, dược, phần mềm còn liên quan rất nhiều chính sách của ngành nên dù NH có thẩm định dự án rất sáng tạo, có triển vọng phát triển nhưng ngành không đồng ý thì DN cũng không thể thực hiện được.

Nguồn tin: DNSG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 101

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 97


Hôm nayHôm nay : 39862

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 937202

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44304887



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach