15:21 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Chưa có cách quản trị chuyển đổi khi tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL

Thứ tư - 25/06/2014 23:39
Ngày 24/06/2014, tại hội thảo Tái cơ cấu ngành lúa gạo tại ĐBSCL do Viện Chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn ( IPSARD) – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: “Tái cơ cấu ngành lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay là rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu các giống lúa cho năng suất cao.”

 

Hội thảo Tái cơ cấu ngành lúa gạo tại ĐBSCL được tổ chức ngày 24/06/2014

 

TS Nguyễn Văn Giáp, giám đốc Trung tâm Chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam cho rằng, bàn về tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, sắp tới nên tập trung vào 5 vấn đề mấu chốt: Chiến lược xuất khẩu, phân tích thị trường; Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng; Phát triển, tổ chức, định hướng sản xuất lại trong nông dân; Chế biến sâu; Định hướng phân vùng, quy hoạch sản xuất.

 

Ông Lê Đức Thịnh, Phó cục trưởng Cục hợp tác quốc tế - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho rằng chuyển đổi cây trồng khác thay lúa, đa dạng hóa cây trồng cũng là vấn đề then chốt giúp cải thiện đời sống cho nông dân nhưng đã tính toán cụ thể chưa? Tái cơ cấu sản lượng, tăng chất lượng nhưng liệu giảm sản lượng được vài triệu tấn thì có tăng được giá bán không? Chuyển đất lúa sang bắp, thấy có hiệu quả hơn nhưng có tính toán 1 ngày công của nông dân bỏ ra làm bắp so sánh với ngày công làm lúa? Chúng ta nên làm gì?”.

 

Ngành lúa gạo ở vựa lúa này, theo ông Doanh, bộc lộ nhiều hạn chế như chất lượng lúa gạo xuất khẩu còn thấp, tính cạnh tranh chưa cao; tổ chức sản xuất, kinh doanh lúa gạo còn manh mún; liên kết quy mô lớn, liên kết vùng còn chưa phổ biến, đặc biệt công nghệ chế biến lúa gạo của nước ta chưa phát triển, việc áp dụng công nghệ khoa học còn nhiều hạn chế.

 

Đồng Tháp là nơi IPSARD thực hiện dự án tái cơ cấu nông nghiệp. Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Thanh Hùng đề xuất: “Bên cạnh các chính sách về mở rộng diện tích đất nông nghiệp, thu hút đầu tư tư nhân, chính sách đầu tư công, VFA cần phân bố chỉ tiêu thu mua tạm trữ tương xứng với lượng lúa hàng hoá của tỉnh; thực hiện thí điểm tạm trữ lúa gạo tại HTX Tân Cường để được hỗ trợ lãi suất vay như doanh nghiệp; hỗ trợ 100% kinh phí cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, ưu tiên cho 5 ngành hàng chủ lực (lúa gạo, cá tra, xoài, vịt và hoa kiểng)”.

 

Theo ông Hùng, khi tái cơ cấu nông nghiệp ở Đồng Tháp , tỉnh  tập trung quy hoạch và quản lý vùng lúa thơm đặc sản (Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười), vùng lúa cao sản chất lượng cao (Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Cao Lãnh, Tháp Mười), vùng lúa tiêu thụ nội địa phục vụ cho làng bột Sa Đéc, vùng lúa gạo có chất lượng dinh dưỡng (Cao Lãnh); thực hiện cánh đồng liên kết; củng cố năng lực tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp.

 

Ngọc Bích


Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 117

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 115


Hôm nayHôm nay : 42465

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 984777

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44352462



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach