07:30 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Chương trình KHCN Tây Nam Bộ- Tầm nhìn & Trách nhiệm: Lấy ý kiến đóng góp, đề xuất của các địa phương

Thứ tư - 17/12/2014 01:42

Ngày 16.12.2014, tại thành phố Cần Thơ, chương trình Khoa học công nghệ (KHCN) Tây Nam Bộ do viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chủ trì đã chính thức ra mắt, nhằm giải quyết những bất cập liên quan lĩnh vực ứng dụng KHCN tại vùng Tây Nam Bộ. Chương trình có sự tham dự của bộ trưởng bộ KH&CN - ông Nguyễn Quân, cùng lãnh đạo sở KH&CN 13 tỉnh thành,các viện trường, cơ quan nghiên cứu…

Tây Nam Bộ được đánh giá là chưa khai thác tốt các tiềm năng lợi thế của mình. Việc áp dụng KHCN vào sản xuất, nuôi trồng, chế biến còn nhiều hạn chế. Hàm lượng KHCN trong giá trị sản phẩm chưa cao, chuỗi cung ứng trong sản xuất nông nghiệp vẫn chưa hoàn chỉnh.

Bộ trưởng Nguyễn Quân định hướng: Chương trình KHCN Tây Nam Bộ nằm trong chương trình lớn của quốc gia triển khai tại 03 vùng (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ). Bộ KH&CNcam kết sẽ đồng hành cùng các nhà khoa học, địa phương để hoàn hành các mục tiêu mà chương trình đã đề ra.
 
 
Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu chỉ đạo tại hội thảo
 
Chương trình 5 năm, bắt đầu từ tháng 12.2014 đến 12.2019 hướng tới  ba mục tiêu: 1/ Hoạch định và xây dựng chính sách, chiến lược phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;  2/ Đề xuất các giải pháp KHCN liên ngành để thúc đẩy liên kết nội vùng và liên kết vùng; 3/ Triển khai hiệu quả các giải pháp KHCN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội cho vùng Tây Nam Bộ.
 
TS Lê Xuân Niệm, phó giám đốc sở KH&CN tỉnh Kiên Giang đề xuất, chương trình bổ sung nghiên cứu hai vấn đề: 1/ Phương pháp đánh giá công nghệ trên các sản phẩm chủ lực của vùng Tây Nam Bộ (lúa, trái cây, thủy sản); 2/ Đánh giá hàm lượng KHCN cho từng sản phẩm nêu trên.
 
Theo ông Dương Nghĩa Quốc, giám đốc sở KH&CN tỉnh Đồng Tháp, làm sao để KHCN đóng góp vào tái cơ cấu nông nghiệp, mô hình nào giúp tăng trưởng ngành nông nghiệp, ứng dụng, chuyển giao KHCN, nghiên cứu đi kèm với ứng dụng ngay, sớm chứ không đợi đến kết thúc chương trình…. Ông Quốc nhấn mạnh: “Phải có sự tham gia của doanh nghiệp!”
 
 “Cách làm là lấy đóng góp, đề xuất của các địa phương làm trọng tâm. KHCN về với đồng bằng và chính các địa phương sẽ lên tiếng mình cần gì, địa phương sẽ là người đánh giá, nghiệm thu các đề tài từ chương trình”. Ông Phan Thanh Bình, giám đốc đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, đồng chủ nhiệm chương trình, nói. Ông Nguyễn Xuân Thắng, chủ tịchviện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam, đồng chủ nhiệm chương trình cho biết, trong năm tới, hai đơn vị chủ trì chương trình sẽ phân chia công việc, mỗi bên dự kiến triển khai 15 -16 đề tài trên tinh thần rà soát, nghiên cứu, lược khảo, kế thừa những gì đã có sẵn. Các năm tiếp theo sẽ bắt đầu đi sâu vào từng nội dung cụ thể (kinh tế, nông nghiệp, hạ tầng, nhân lực, văn hóa xã hội, dịch vụ,…). Về kinh phí, ông Thắng cho biết, sẽ lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Kinh phí bao nhiêu còn phụ thuộc vào kết quả của ban chủ nhiệm chương trình sau khi xác định các nhiệm vụ KHCN, căn cứ vào dự toán thực tế.
  
PGS TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL – trường Đại học Cần Thơ cho biết: Thực ra một số đề tài nghiên cứu (liên kết, sản xuất, tiêu thụ, thực trạng sản xuất nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL) đã có sẵn, nếu chương trình cần thì phía trường sẵn sàng hỗ trợ để tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh sự trùng lặp trong quá trình triển khai.
 
Bài, ảnh: Ngọc Bích
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 415


Hôm nayHôm nay : 2195

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 533146

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43044915



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach