08:20 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

ĐBSCL: Lúa thơm cũng “khó sống” như lúa thường

Thứ ba - 26/03/2013 07:53


SGTT.VN - Hiện nay, thương lái nhiều nơi tại ĐBSCL mua lúa thơm chỉ hơn giá lúa thường vài trăm đồng/kg, trừ những nơi có giao kèo bao tiêu theo cánh đồng mẫu lớn.
 

Theo GSTS Bùi Chí Bửu, viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, thị trường gạo thế giới giao dịch mua bán khoảng 30 triệu tấn gạo, giá trị khoảng 10 tỷ USD. Trong đó gạo VN xuất với giá trị 3,7 tỷ USD, chiếm hơn 1/3, chủ yếu là gạo hạt dài.
 

Thị trường gạo thơm, cửa rất hẹp, nhu cầu thị trường chỉ khoảng 2 đến 3 triệu tấn, trong đó gạo thơm Thái Lan chiếm khoảng 1,6-1,8 triệu tấn (tùy theo năm); gạo Basmati (Ấn Độ) chiếm khoảng 300.000 tấn, còn một số nước khác không đáng kể.
 

 

Nấu cơm, dùng thử lấy ý kiến người tiêu dùng về gạo ngon cơm...không phải công ty nào cũng coi trọng việc làm này- ảnh chụp tại hội chợ HVNCLC - An Giang 2013, vừa kết thúc ngày 24.3. Ảnh: H.L


Trước đây VN xuất mỗi năm khoảng 50.000 tấn gạo thơm. Đến năm 2005-2006 xuất 100.000 tấn/năm và đặc biệt năm 2012 xuất trên 500.000 tấn.
 

Đó là tín hiệu đặc biệt vô cùng và người trồng lúa đã “tự động” đẩy lượng lúa thơm Jasmine tăng lên dù nhiều doanh nhân khẳng định ký được hợp đồng là chuyện hên xui!
 

Ở các nước trên thế giới năng suất lúa tăng dưới 1% trong khi Việt Nam luôn duy trì mức gia tăng từ 1,65% đến 2%. Trình độ thâm canh của Việt Nam khiến cả thể giới ngạc nhiên.
 

PGS TS Lưu Thanh Đức Hải, khoa kinh tế - quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ, nhận xét: nghiên cứu xuyên suốt trong 10 năm qua, cập nhật từng năm cho thấy việc quảng bá, điều nghiên cung cầu, tiếp thị, tạo dấu ấn thương hiệu lúa gạo Việt Nam… của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam chưa có đầu tư, nghiên cứu một cách đột phá, chưa chứng minh được bản lĩnh chinh phục thị trường; nếu có cũng rất rời rạc, chưa đủ tầm trong khi đó người trồng lúa cứ tiếp tục chạy đua tăng sản lượng!
 

GS Bửu lo lắng khi ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp lại có kế hoạch tăng diện tích lúa thu đông lên quá cao, đẩy tổng diện tích toàn vùng lên hơn 800.000 ha thay vì duy trì ở mức 600.000-700.000 ha là vừa.
 

"Tình hình hạn, mặn có dấu hiệu nghiệm trọng. Hạn chính là thách thức lớn trong điều kiện biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến tỷ lệ lúa lép rất cao nếu rơi vào giai đoạn lúa trổ. Lạm dụng thuốc trừ sâu cũng đã đến mức báo động", GS Bửu cảnh báo.

Đức Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 23

Khách viếng thăm : 122


Hôm nayHôm nay : 34657

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 931997

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44299682



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach