“Khi nguồn lực có hạn, mâu thuẫn trong lựa chọn là tất yếu. Đừng đặt tất cả trứng vào một rổ”, PGS TS Lê Anh Tuấn nhấn mạnh và gợi ý hai mô hình:
1/Mô hình canh tác nhiều tầng thông qua phân loại đất, dựa vào hệ sinh thái (mô hình đa canh cây màu, cây ăn trái kết hợp chăn nuôi, mô hình lúa – tôm, rừng-tôm-sò, lúa-sen, lúa-sen-cá, kết hợp du lịch,…); 2/Mô hình canh tác theo chiều đứng (trồng cây bằng chai nhựa phế thải, sử dụng kệ, tầng,…).
PGS TS Lê Anh Tuấn chia sẻ các mô hình thích ứng BĐKH ở ĐBSCL
Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh
“Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi canh tác theo hướng sạch, thân thiện môi trường, đa dạng hóa cây trồng là xu hướng tất yếu”, PGS TS Lê Anh Tuấn khẳng định.
PGS TS Trần Thị Ba, Khoa nông nghiệp & sinh học ứng dụng – trường đại học Cần Thơ, giới thiệu mô hình trồng rau không cần đất cho hộ gia đình; mô hình nông nghiệp đô thị, đất hẹp, chủ động phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp hữu cơ sinh học. Ưu điểm của mô hình này là tạo mảng xanh đô thị, giúp hộ gia đình ở thành thị có sản phẩm sạch, thư giãn và là phương pháp tiếp cận hữu ích cho việc giáo dục trẻ em.
Ông Trần Thanh Liêm, giám đốc HTX rau an toàn Long Tuyền, cho biết: Việc chuyển đổi sản xuất theo hướng an toàn, thực hành nông nghiệp tốt giúp ích nhiều cho các hộ nông dân trong việc kiểm soát các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV,..) nhưng đầu ra cho các sản phẩm vẫn còn bấp bênh. Các HTX, trang trại, nông dân hiện nay thì cần một quá trình chuyển đổi mới có thể bắt kịp xu hướng mới của thế giới (canh tác nông nghiệp thông minh, công nghệ cao)